Giám Đốc Marketing (CMO) trong thời đại mới thay đổi như thế nào?

Ngày nay, Marketing đang dần trở nên thông dụng và len lỏi vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống. Mặc dù vậy, hầu hết người mua hàng – thậm chí là những chủ doanh nghiệp lớn đang không có được sự quan tâm đúng mực tới tầm quan trọng của CMO (Chief Marketing Officer). Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

1. Ngày ấy và bây giờ

Khi vai trò này được hình thành vào những năm 1990s, giám đốc Marketing đơn giản chỉ phải chịu trách nhiệm cho việc phân tích thị trường và tập trung vào quảng cáo cho doanh nghiệp. Bản thân công việc này là vô cùng khó khăn và phức tap hơn khi mà các nền tảng kỹ thuật số phát triển. Giờ đây, CMO tập trung ít hơn vào việc bán hàng mà tập trung xây dựng những mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng trong tương lai.

2. Vai trò của CMO trong doanh nghiệp

Mặc dù hiện nay vị trí của Giám Đốc Marketing đang nhận được một sự tôn trọng nhất định, điều đó lại không xảy ra so với vài năm trước. Thậm chí Forbes còn không công nhận vị trí này trong một bài báo năm 2012. Bài báo cho thấy rằng CEO là người đưa ra kế hoạch Marketing tổng thể, sau đó CMO sẽ thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, điều đó khiến cho những người ở vị trí CMO không cảm thấy hài lòng. Chỉ trong 6 năm, rất nhiều nhân viên Marketing phải thay đổi công việc vì họ cảm thấy không được công nhận, không xứng đáng so với công sức mà họ bỏ ra.

Vai trò của CMO trong doanh nghiệp đã khác so với vài năm về trước
Vai trò của CMO trong doanh nghiệp đã khác so với vài năm về trước

3. Cải thiện sự gắn bó của các CMO đối với doanh nghiệp.

Một trong những vấn đề lớn nhất trong việc tuyển Giám đốc Maketing đó là rất nhiều người không gắn bó lâu dài với công việc. Cho dù hiện nay, hầu hết Giám đốc Marketing đều cảm thấy bị quá tải công việc mà chỉ nhận được một mức lương thấp. Hầu hết 80% CEO cho rằng Giám đốc Marketing của họ đang làm không tốt công việc của mình. Những vấn đề đó phát sinh do thiếu đi sự giao tiếp giữa các phòng ban, khiến nhiều người không có ý tưởng rõ ràng về những gì một CMO phải làm.

Một vài CEO dường như trông chờ hết vào CMO của họ, nhưng gần nửa số CMO cho biết rằng họ phải dành rất nhiều thời gian để phê duyệt các chiến dịch và xem xét các khoản chi. Do đó, họ không có đủ thời gian để đánh giá các kế hoạch tăng trưởng dài hạn mà công ty mong đợi. Nếu như công ty muốn tận dụng hết khả năng của một người Giám đốc Marketing, CEO phải sẵn sàng đặt ra các mục tiêu rõ ràng, xác định được thời gian, không gian cũng như mức đãi ngộ thích đáng để CMO thực hiện tốt công việc của họ. Hãy nhớ rằng, thị trường luôn biến động và cần những thay đổi để có thể thích ứng với điều đó.

Cải thiện sự gắn bó của các CMO đối với doanh nghiệp.
Cải thiện sự gắn bó của các CMO đối với doanh nghiệp.

4. Ba loại hình CMO phổ biến trong doanh nghiệp

Giống như mọi vị trí công việc khác, không có tiêu chuẩn cụ thể về công việc của một Giám đốc Marketing, công việc của họ là khác nhau trong các công ty và doanh nghiệp. Trong khi mỗi loại hình CMO có thể khác nhau, nó vẫn được chia vào 3 loại hình chính:

  • CMO Thương Mại: Hơn 46% giám đốc Marketing thuộc loại hình này. Trách nhiệm chính của họ là bán hàng và làm Marketing, ví dụ như tổ chức sự kiện, tạo nội dung trên nền tảng số và triển khai những chiến dịch trên mạng xã hội.
  • CMO Doanh Nghiệp: Vai trò của CMO doanh nghiệp chiếm tới hơn 23% vai trò của các CMO. Nhiệm vụ của những CMO này là mang lại thật nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Họ thường nắm vai trò quan trọng trong đội ngũ thiết kế sản phẩm và kinh doanh.
  • CMO Chiến Lược: Hơn 30% CMO tập trung vào xây dựng chiến lược cho công ty. Họ phân tích chiến lược tăng trưởng của công ty và đưa ra đánh giá về những điểm tốt cũng như những điểm cần thay đổi. Những CMO này tập trung vào thiết kế sản phẩm, insight khách hàng và sự cải tiến của công ty
3 loại hình CMO phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay
3 loại hình CMO phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay

Trong khi một vài Giám Đốc Marketing chuyên về một mảng nhất định trong những hoạt động kể trên, một CMO giỏi có thể bao quát được hết các lĩnh vực đó. Một người chủ doanh nghiệp sẽ lựa chọn thuê một CMO có đầy đủ tố chất hoặc một CMO để quản lý một lĩnh vực cụ thể tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp.

5. Một người CMO tốt cần có những gì? 

Vậy thì, làm thế nào để trở thành một hình mẫu giám đốc Marketing mà mọi công ty muốn tuyển? Nếu bạn là CEO, làm thế nào để tìm được một CMO phù hơp. Câu trả lời chính là hãy tìm kiếm những người có kỹ năng cụ thể như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Một người CMO tốt cần có những kỹ năng cần thiết không chỉ để làm việc với cấp trên mà còn với những nhân viên trong nhóm Marketing của họ .Trong một vài trường hợp, CMO cũng sẽ được yêu cầu nói chuyện trực tiếp với những khách hàng tiềm năng.
  • Kỹ năng phân tích: CMO cần có kỹ năng phân tích tốt. Họ cần có khả năng phân tích một lượng lớn thông tin phức tạp và tìm ra các quy mẫu để đưa ra quyết định đúng đắn,từ đó giúp mang lại hiệu quả cho công ty.
  • Khả năng sáng tạo: Một CMO luôn cần phải sáng tạo và đổi mới nhất là trong lĩnh vực Marketing đầy biến động. Trong một số trường hợp, giám đốc Marketing sẽ cần sử dụng khả năng sáng tạo để thiết kế một sản phẩm mới, thiết kế bao bì và thực thi những chiến dịch quảng cáo sao cho vừa hiệu quả vừa tiết kiệm được ngân sách của công ty.

6. Tương lai của CMO

Các chuyên gia tin rằng những giám đốc Marketing chuyên nghiệp đang ngày càng phát triển. Kể từ khi Marketing thay đổi từ việc “bán, bán và bán hàng” tới việc phát triển những mối quan hệ tốt với khách hàng . Vai trò của CMO sẽ càng ngày càng quan trọng nếu doanh nghiệp hay tổ chức muốn phát triển xa hơn. Với việc công nghệ cũng đang phát triển hằng ngày, những chương trình Trí tuệ nhân tạo (AI) được đưa và để thu thập thêm dữ liệu; giám đốc Marketing sẽ trở thành cầu nối quan trọng giữa dữ liệu máy tính và sản phẩm được tạo ra, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Tương lai của CMO trong doanh nghiệp
Tương lai của CMO trong doanh nghiệp

Cho dù bạn là một chủ doanh nghiệp trẻ và đang tìm kiếm một CMO trong tương lai, hoặc bạn đang là một CMO đang muốn hiểu hơn vai trò của mình trong lĩnh vực Marketing rộng lớn, thì một điều chắc chắn rằng: CMO sẽ luôn giữ được một vị trí quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào.

Qua bài viết vừa rồi, WeWin đã giới thiệu cho các bạn về lịch sử hình thành của một trong những vị vị trí quan trọng nhất trong doanh nghiệp – Giám đốc Marketing. Cùng với sự phát triển của công nghệ, những nền tảng số mới sẽ được hình thành. Với vai trò của mình, Giám đốc Marketing sẽ là người đi đầu xu hướng để tạo ra những giá trị cho công ty.

Tìm hiểu thêm tại đây:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn