Sự khác nhau giữa Copywriting và Content Marketing

Copywriting và Content Marketing là hai thuật ngữ thường được dùng phổ biến và không thể không biết trong Marketing. Thế nhưng vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn và không phân biệt được hai khái niệm này. Vì vậy hãy cùng WeWin tìm ra những điểm khác biệt giữa hai hình thức viết này nhé! 

1. Tìm hiểu về Copywriting

Copywriting hay còn gọi là “Marketing Writing”, là những bài viết sử dụng để quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Khi một người viết bài cho quảng cáo, trang web, tài liệu quảng cáo (brochure), danh mục (catalog,) mẩu thư trực tiếp (direct mail), dòng giới thiệu (tagline), sách trắng (white paper), bài đăng trên mạng xã hội hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông marketing nào, họ chính là đang viết Copywriting.

Bản thân cụm “Copywriting” có xuất phát từ“Copy” (bản thảo, bản in), ở đây có nghĩa để miêu tả văn bản sử dụng cho một bài báo hoặc quảng cáo.

Trong khi “copy” có thể đề cập rộng rãi đến những văn bản có thể được xuất bản trên bất cứ nền tảng nào (bao gồm cả các bài báo), Marketers thường sử dụng thuật ngữ “Copywriting” để miêu tả một văn bản bất kì dùng để quảng bá sản phẩm.

Một vài ví dụ cho hoạt động của copywriting

2. Sự khác biệt giữa Content Marketing và Copywriting

Khi một người viết Content Marketing, họ đang thực hiện một hình thức khác của Copywriting. Những mô tả thú vị về sản phẩm, lời kêu gọi hành động và những khuyến mại thường thấy trong các bài viết Marketing thì sẽ không được đề cập trong Content Marketing. Việc viết content yêu cầu một set kĩ năng khác bởi mục tiêu của nó khác với các hình thức của bài viết Marketing thông thường.

  • Sự khác biệt về mục tiêu

Mục tiêu tối thượng của marketing chính là thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự. Tuy nhiên, cách thức sử dụng trong Content Writing có tính gián tiếp hơn khi so sánh với các hình thức marketing truyền thống.

  • Sự khác biệt về nội dung thông tin 

Những người làm content sẽ không trực tiếp quảng bá một sản phẩm nào cụ thể. Thay vào đó, họ sẽ xây dựng một mối quan hệ với người tiêu dùng bằng việc cung cấp  những thông tin hữu ích, mang tính giáo dục và giải trí một cách (thường là) miễn phí. Mối quan hệ này chính là nền tảng để xây dựng brand recognition (sự nhận diện thương hiệu) và brand loyalty (lòng trung thành với thương hiệu). 

  • Câu trả lời cho sự khác biệt của Copywriting và Content Marketing là:

Copywriting là tất cả bài viết sử dụng với mục đích Marketing. Còn Content Marketing, ở mặt khác, là một hình thức bài viết chuyên biệt hơn, tập trung vào một hoặc nhiều mục tiêu của nội dung marketing.

  • Mục tiêu của Copywriting là quảng cáo sản phẩm, thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi/bán hàng và khuyến khích một câu trả lời trực tiếp.
  • Mục tiêu của Content Writing là: xây dựng mối quan hệ, sự tin tưởng với người tiêu dùng, tạo ra một mối liên kết thương hiệu tích cực và tăng sự tín nhiệm trong lĩnh vực.  

Những người Content Marketer thường là những người kiên nhẫn. Họ tin rằng sự tin tưởng của người tiêu dùng dành cho một thương hiệu sẽ có tỉ lệ rất cao dẫn đến hành động mua sản phẩm của thương hiệu đó vào một thời điểm trong tương lai. Vì vậy, họ đầu tư vào việc tạo ra nội dung để đạt được mục tiêu này hơn là quan tâm vào việc chuyển đổi trực tiếp hay quảng bá thương hiệu.

Sự khác biệt giữa Content Marketing và Copywriting
Sự khác biệt giữa Content Marketing và Copywriting

3. Mối quan hệ giữa Content Marketing và Copywriting.

Người viết và xây dựng Content Marketing nên biết rằng mục tiêu của bất cứ bài viết Marketing nào (cho dù nó có là quảng cáo hay là một mẩu content) thì cũng vẫn truyền tải thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ đến với những khách hàng tiềm năng.

Vì vậy, trong khi những Content cần được khắc họa với một mục tiêu Marketing gián tiếp, nó vẫn mang một thông điệp nào đó về thương hiệu. Tức là, nội dung văn bản trong Content Writing không cần thiết phải hướng tới việc tiêu thụ sản phẩm nhưng nó vẫn cần có ý nghĩa trong bối cảnh thương hiệu.

  • Ví dụ: Một cửa hàng bán thực phẩm eatclean làm nội dung về những mẹo ăn uống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe thì không có nghĩa họ là y tá hay bác sĩ. 
Ví dụ về Content Marketing

Tuy nhiên, bằng việc đào sâu vào những chủ đề liên quan đến sức khỏe đó, người tiêu dùng có thể thấy thông tin thú vị và hữu ích, họ sẽ có ấn tượng về thương hiệu như một chuyên gia về lối sống lành mạnh và có lòng tin nhất định về thương hiệu. Từ đó có thể dẫn đến xu hướng mua thực phẩm của cửa hàng trong tương lai. 

Chủ đề sức khỏe ở đây là chủ đề bao trùm cả lĩnh vực mà cửa hàng eatclean này đang kinh doanh. Vì vậy khách hàng khi tiếp cận đến chủ đề này vẫn có thể móc nối để liên kết với sản phẩm của thương hiệu.

4. Kết luận

Để tóm lược lại, Copywriting thường tập trung hơn vào sản phẩm và hướng tới mục tiêu tạo ra tỉ lệ chuyển đổi trực tiếp. Mặt khác, Content Marketing thường rất ít liên quan và hầu như không đề cập đến sản phẩm. Thay vì tập trung vào việc tạo ra doanh thu, mục tiêu của viết content là tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến người đọc bằng việc tạo ra những giá trị hữu ích, hay cũng là tạo ra một mối quan hệ tích cực giữa thương hiệu với tâm trí của người đọc. 

Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa Copywriting và Content Writing:

Điểm tương đồng:

  • Đều hướng đến một đối tượng mục tiêu cụ thể
  • Đều được tạo để truyền tải một thông điệp đến với người đọc
  • Yêu cầu chất lượng nội dung văn bản tốt
 Sự tương đồng của Content Marketing và Copywriting
Sự tương đồng của Content Marketing và Copywriting

Điểm khác biệt:

Content Marketing Copywriting
Phân loại thông tin Bài viết chuyên biệt hơn, tập trung vào nhiều mục tiêu Marketing. Nội dung bất kỳ để quảng bá về sản phẩm tới người tiêu dùng
Mức độ liên kết đến sản phẩm Rất ít hoặc không nhắc đến sản phẩm. Yêu cầu bài viết trực tiếp về sản phẩm

Cách tiếp cận đối tượng mục tiêu

Tiếp cận gián tiếp bằng những chủ đề lớn liên quan đến lĩnh vực sản phẩm để xây dựng niềm tin với đối tượng. Tiếp cận trực tiếp bằng cách giới thiệu sản phẩm ngay đến người tiêu dùng để thúc đẩy họ hành động.

Mục tiêu

Xây dựng mối quan hệ, sự tin tưởng với người tiêu dùng, tạo ra một mối liên kết thương hiệu tích cực và tăng sự tín nhiệm trong lĩnh vực.   Quảng cáo sản phẩm, thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi/bán hàng và khuyến khích một câu trả lời trực tiếp.

Trên đây là bài viết của WeWin về sự khác nhau giữa Copywriting và Content Marketing. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể phân biệt được 2 thuật ngữ này một cách rõ ràng nhất!

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn