User generated content là gì? Ưu điểm và ví dụ

Với sự phổ biến rộng rãi của các phương tiện truyền thông xã hội, các dạng nội dung ngày càng phong phú và mở ra nhiều cơ hội cho các Marketer. Một trong những nội dung đang phát triển nhất chính là User generated content. Đặc điểm của loại nội dung này là gì? Theo dõi bài viết cùng WeWin để giải đáp thắc mắc nhé!

1. User generated content là gì?

User generated content (UGC) còn gọi là nội dung do người dùng tạo. Đây là là một thuật ngữ Marketing cho các dạng nội dung công khai nhắc về thương hiệu do chính người dùng tạo chứ không phải từ phía thương hiệu.

Các phương tiện truyền thông xã hội như TikTok, Instagram và Facebook là những nơi phổ biến để tìm UGC. Ngoài ra, nó có thể xuất hiện trên các nền tảng kỹ thuật số khác như blog, forum và trang web thương mại điện tử. Có nhiều loại UGC, bao gồm: Video, Hình ảnh, Review, Bình luận của khách hàng cũ, Bài đăng trên blog, Podcast

2. So sánh UGC với Influencer Marketing

Đừng nhầm lẫn nội dung do người dùng tạo với Influencer Marketing. Mặc dù có liên quan nhưng hai loại nội dung này không giống nhau và có mức độ ảnh hưởng tới người tiêu dùng khác nhau. UGC đến trực tiếp từ các nhóm người dùng khác nhau – những người không được trả phí cho những bình luận công khai. Đó chính là lý do khiến người tiêu dùng tin tưởng vào UGC hơn Influencer Marketing.

User Generated Content khác với Influencer Marketing
User Generated Content khác với Influencer Marketing

Trong khi đó, bình luận của Influencer thường được tài trợ bởi thương hiệu. Do đó, không phải lúc nào những nội dung đăng tải cũng được coi là khách quan. Nếu những người nổi tiếng trên Internet như Lele Pons, Charli D’Amelio hoặc Huda Kattan đăng nội dung nào đó lên Instagram hoặc Tik Tok, mọi người thường biết họ được tài trợ để làm điều đó. Ngay cả khi bạn là một người hâm mộ, không có gì chắc chắn bạn sẽ tin vào các đề xuất của họ

Trên thực tế, Stackla cho biết chỉ 10% người tiêu dùng coi nội dung của các Influencer có tính chính xác, trong khi đó, có tới 80% đối đặt niềm tin vào UGC. Như vậy có thể thấy, UGC thành công lấy được lòng tin của khách hàng và Influencer Marketing giúp tăng độ nhận diện thương hiệu

3. 5 lợi ích mà User generated content tạo ra

Ngoài việc tạo được mối quan hệ đáng tin cậy hơn với người tiêu dùng, UGC còn cung cấp một số lợi ích khác cho tổng thể chiến dịch Marketing, chẳng hạn như:

Hiệu quả chi phí: Các Marketer không phải trả tiền cho việc tạo UGC. Tất cả khoản đầu tư cho chiến dịch UGC đều liên quan đến những gì thương hiệu làm để phục vụ khách hàng của mình.

Tiết kiệm thời gian: UGC được tạo ra nhờ người dùng thực hiện công việc lên ý tưởng, viết, chỉnh sửa và đăng tải, nên các Marketer tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Nhờ đó, họ có thể dành thời gian để nghiên cứu cách tận dụng những nội dung mà người dùng đang chia sẻ vào thành công của toàn bộ chiến dịch Marketing  

Lợi ích mà UGC mang lại cho doanh nghiệp
Lợi ích mà UGC mang lại cho doanh nghiệp

Nhanh chóng nhận được phản hồi của khách hàng: Bằng cách khai thác cũng như thậm chí khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung nói về thương hiệu, các Marketer có thể nhận được phản hồi chính xác về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp không cần tốn nhiều chi phí cho việc thu thập ý kiến của khách hàng

Xây dựng cộng đồng. UGC cũng có thể giúp xây dựng ý thức cộng đồng giữa những nhóm khách hàng có điểm chung với nhau— đặc biệt là nhóm khách hàng thuộc thế hệ trẻ. Trên thực tế, một số doanh nghiệp như BuzzFeed thiết lập các trang cộng đồng nơi họ mời các thành viên tham gia sản xuất nội dung cho trang web của họ và làm nổi bật những bài đăng hay nhất để thu hút thêm nhiều người dùng

Nhiều lưu lượng truy cập, tạo chuyển đổi và tăng doanh thu: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chiến dịch UGC Marketing thành công có thể tăng đáng kể lưu lượng truy cập trang web, mà doanh nghiệp không cần trả phí. Đặc biệt, khi kết hợp cùng kết quả SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) đã tạo thêm 29% chuyển đổi của nhóm khách hàng

4. Ví dụ về User generated content

Có rất nhiều ví dụ về UGC để minh chứng cho sự thành công của nó. Vào năm 2011, Coke đã giới thiệu chiến dịch Share a Coke cực kỳ nổi tiếng của mình, trong đó hãng in các các tên khác nhau lên chai nước. Sau đó, thông qua hoạt động Marketing và trưng bày trong cửa hàng, khách hàng đã được khuyến khích để đăng ảnh mua hàng của họ trên mạng xã hội với hashtag #ShareaCoke.

Chiến dịch ShareaCoke của Coca Cola
Chiến dịch ShareaCoke của Coca Cola

Sau thành công đó, Share a Coke đã ngừng hoạt động vào năm 2018. Tuy nhiên, chiến dịch vẫn là một sự khẳng định tác dụng mà UGC  mang lại cho các doanh nghiệp. Ngoài Share a Coke một số ví dụ khác về UGC  mà bạn có thể tham khảo

  • Trinidad Sandoval – một phụ nữ 54 tuổi ở Missouri, đã tạo một clip TikTok cho thấy tác dụng của kem dưỡng mắt của Peter Thomas Roth, điều đó nhận được nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng. Mức độ lan truyền của video đã giúp cho sản phẩm bán hết trong vòng chưa đầy một tuần
  • Maybelline, The Pink Stuff và Aerie – các thương hiệu trong ngành mỹ phẩm. đều được báo cáo là bán hết sản phẩm trong một khoảng thời gian ngắn hoặc trong tình trạng thường xuyên thiết hàng cung cấp cho khách  sau khi các bài đăng do người dùng tạo ra và lan truyền rộng rãi
  • GoPro – nhà cung cấp camera và phụ kiện hàng đầu, đã xây dựng thương hiệu của mình bằng các video UGC. GoPro trao 1 triệu đô cho khách hàng mỗi năm thông qua một chương trình thi đấu. Rất nhiều người đã cạnh tranh với nhau bằng cách đăng các clip hấp dẫn nhất của họ khi sử dụng thiết bị GoPro. Đó có thể là các video về lướt sóng, nhảy dù, trượt tuyết, đua xe,…
  • Wayfair – cửa hàng nội thất trực tuyến, đã truyền cảm hứng cho khách hàng của mình chia sẻ những bức ảnh về khu vực sinh hoạt của họ thông qua chiến dịch #WayfairAtHome. Nó giúp mọi người có ý tưởng thiết kế nội thất cho ngôi nhà của họ và tạo ra cảm giác thân thiện xung quanh các sản phẩm nội thất Wayfair.
Chiến dịch #WayfairAtHome của Wayfair 
Chiến dịch #WayfairAtHome của Wayfair
  • Jennifer Taylor – công ty nội thất gia đình, lấy ảnh UGC từ trang cá nhân của khách hàng trên các nền tảng truyền thông xã hội và đưa chúng vào trang sản phẩm của họ (điều kiện là có sự cho phép của khách hàng – đây là điều bạn cần làm khi khai thác UGC). Để thương hiệu thấy được những nội dung đó, người dùng gắn thẻ nội dung của họ bằng hashtag  #jentayhome.
  • Starbucks – tổ chức cuộc thi cốc trắng vào năm 2014 đã tăng sự tương tác và tạo sự phấn khích cho khách hàng  bằng cách yêu cầu họ vẽ lên cốc trắng – chưa có họa tiết gì của Starbucks. Sau đó, khách hàng sẽ gửi ảnh dự thi của họ. Những bản vẽ giành chiến thắng sau đó đã được in lên những chiếc cốc Starbucks phiên bản giới hạn. Tổng kết lại chương trình đã có 4000 khách hàng gửi bài dự thi.

5. 5 mẹo tạo chiến dịch từ User generated content

Chìa khóa để xây dựng các chiến dịch Marketing xung quanh UGC là luôn giữ tính thực tế cho nó. Điều này có nghĩa là không bao giờ làm bất cứ điều gì khiến giảm độ mới hoặc độ tin cậy của một bài đăng bằng cách trả phí cho người dùng. Hãy để cho chúng giữ được tính khách quan vốn có!

Có một số phương pháp phổ biến mà bạn có thể  áp dụng khi xây dựng các chiến dịch UGC, bao gồm:

  • Xác định mục tiêu: Tất nhiên rồi, bạn cần biết mình đang cố gắng đạt được điều gì với UGC trước khi bắt đầu tìm kiếm, thu thập và tận dụng nó. Các mục tiêu chung sẽ liên quan đến việc cải thiện mức độ tương tác với thương hiệu, tăng tỷ lệ trò chuyện, nâng cao nhận thức về thương hiệu và tạo thêm doanh thu.
  • Tận dụng hashtag #: Tạo hashtag trên các nền tảng truyền thông xã hội giúp thúc đẩy sự hưởng ứng của cộng đồng xung quanh các chủ đề Marketing. Người dùng của bạn sẽ sẵn sàng nói đến chủ đề đang là xu hướng
  • Chia sẻ lại nội dung mà người dùng đã tạo: Theo báo cáo User-Generated Content năm 2022 của TINT, 91% người dùng thích được các thương hiệu chia sẻ lại nội dung của họ mà họ đã chia sẻ
  • Phần quà khi chia sẻ nội dung: Điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp trả tiền trước cho khách hàng để tạo và đăng tải nội dung. Thay vào đó, bạn hãy khuyến khích họ sáng tạo nội dung một cách tự nhiên nhằm tăng thêm sự hưởng ứng của cả cộng đồng.Tổ chức các minigame, cuộc thi,… và có phần thưởng cho người chiến thắng là những cách tiếp cận vô cùng hiệu quả. Trên thực tế, 73% người tiêu dùng trong nghiên cứu TINT nói rằng họ thích các thương hiệu làm như vậy
  • Kết hợp  UGC và “Shoppable content”:  Shoppable content là dạng nội dung kỹ thuật số, người dùng có thể mua hàng ngay tại bài đăng. Nó được xem là tài sản kỹ thuật số, bao gồm nhiều dạng khác nhau như video, hình ảnh, blog,… Với ưu điểm giúp người dùng có thể tiến hành mua hàng mà không cần thoát khỏi nền tảng lưu trữ chúng, Shoppable content vô cùng hữu hiệu với thương hiệu . Hãy tạo tính dễ dàng truy cập cho danh mục sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu trong ngữ cảnh của UGC mà không làm mất đi tính xác thực hoặc độc đáo của bài đăng
Shoppable content ứng dụng cùng UGC mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch Marketing
Shoppable content ứng dụng cùng UGC mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch Marketing

Nội dung do người dùng tạo ra đã trở thành công cụ chính cho các Marketer đang tìm cách nâng cao hình ảnh thương hiệu của họ. Bản chất của UGC là cung cấp độ tin cậy và tính xác thực cho người mua. Các nghiên cứu cho thấy những nội dung Organic sẽ hiệu quả hơn so với nội dung được thương hiệu tạo ra hoặc trả phí cho các Influencer tạo, trong việc khiến người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng.

Mặc dù mọi người chú ý đến những gì mà Idol của họ nói về một thương hiệu, nhưng họ có xu hướng bỏ qua nội dung Marketing này, đặc biệt nếu họ nhìn thấy chúng quá nhiều trên các trang mạng xã hội

Các xu hướng Marketing sẽ phát triển và suy giảm. Nhưng những đánh giá của khách hàng luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và xây dựng lòng tin của người mua. Đó chính là giá trị của UGC – nội dung do người dùng tạo. Trong tương lai,  UGC  sẽ tiếp tục trở thành loại nội dung vô cùng cần thiết với các thương hiệu.

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn