Vì sao người dùng hay né tránh các video quảng cáo?

Ngày nay, khi các doanh nghiệp chi rất nhiều tiền vào hình thức quảng cáo bằng video trên mạng xã hội, vô hình chung dẫn đến tình trạng bị nhiễu loạn và quá tải thông tin. Đặc biệt, nhận thức và hành vi của các cá nhân là khác nhau, người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và có xu hướng né tránh các hình thức quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo bằng video.
Vậy, những nhân tố nào ảnh hưởng tới hành vi né tránh quảng cáo bằng video trên mạng xã hội và giải pháp cho vấn đề này là gì? WeWin mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Vì sao người dùng hay né tránh các video quảng cáo
Vì sao người dùng hay né tránh các video quảng cáo

1. Né tránh các video quảng cáo

Theo P. S. Speck và T. E. Micheal (1997), hành vi né tránh quảng cáo là tất cả hành động mà người dùng làm giảm mức độ tiếp xúc của họ đối với quảng cáo theo nhiều cách khác nhau. Các hành động né tránh phụ thuộc vào các khía cạnh khác nhau của người dùng: hành vi, nhận thức và cảm xúc.
Hành vi tránh né quảng cáo thường là: nhấn “bỏ qua”/ “tắt” / “skip” những video quảng cáo trước khi kết thúc, gửi phản hồi với các trang sở hữu để từ chối quảng cáo, thoát ra ngoài màn hình khi thấy quảng cáo, ngoài ra, cài những phần mềm, thủ thuật để chặn quảng cáo.
Theo khảo sát của công ty quản lý mạng xã hội Hootsuite và công ty quảng cáo We Are Social năm 2019, tính trung bình trên toàn cầu, mỗi người dành 6 giờ 42 phút dùng Internet và trong đó phần lớn là sử dụng mạng xã hội. Đặc biệt, theo xu hướng thay đổi và các tác động từ môi trường, nhiều người dùng thích xem video hơn các hình thức khác trên mạng xã hội.
Các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, truyền thông của mình qua các video quảng cáo. Tuy nhiên, điều này có thể mang đến sự phiền toái cho khách hàng, khiến khách hàng né tránh quảng cáo đó và “né” luôn cả thương hiệu đó.

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới né tránh quảng cáo

Né tránh video quảng cáo
Né tránh video quảng cáo

2.1. Quá tải thông tin

Giá trị thông tin thu được khi người xem thu thập thông tin hữu ích, quan trọng, đa dạng và đúng mục đích. Một ngày, người tiêu dùng tiếp thu quá nhiều thông tin và chỉ ghi nhớ những thông tin quan trọng, vì thế, một quảng cáo video cung cấp quá nhiều thông tin gây sẽ khiến khách hàng bối rối và lựa chọn từ chối tiếp nhận thông tin nếu không thực sự cần thiết.

Đặc biệt, ở giới trẻ, thế hệ sống nhanh và vội vã, việc dừng lại để xem một video quảng cáo là điều khó có thể trong khi còn phải tiếp nhận thông tin từ quảng cáo đó. Vì thế, việc làm thế nào để khách hàng ghi nhớ thông tin từ quảng cáo video là một nhiệm vụ lớn đối với nhà làm truyền thông, quảng cáo.

2.2. Tính giải trí thấp

Tính giải trí là giá trị quan trọng của quảng cáo, là yếu tố thu hút người xem quảng cáo. Rubin và cộng sự (1982) đưa ra thang đo cho tính giải trí với các yếu tố: trải nghiệm vui vẻ, cảm giác giải trí và bị thu hút đối với quảng cáo. Các video quảng cáo khiến người xem cảm thấy không vui vẻ, thoải mái, thu hút bằng các hình thức quảng cáo khác. Đây cũng là một nhân tố khiến người xem tránh né quảng cáo.

2.3. Tính phiền nhiễu

Tính phiền nhiễu là mức độ khó chịu mà quảng cáo mang lại cho người sử dụng. Để thu hút được nhiều sự chú ý, nhiều doanh nghiệp tạo ra quảng cáo với nội dung gây sốc, hay để quảng cáo xuất hiện quá dày đặc trên tài khoản mạng xã hội của một người. Điều này thể hiện rất rõ ràng khi ngày nay nhắc tới quảng cáo là khách hàng nhớ đến các từ khóa như là đặc điểm của quảng cáo: “khó chịu”, “phiền toái”, “ức chế”…

Sự khó chịu làm giảm đi tính hiệu quả của quảng cáo, gây ra sự phiền toán và cảm xúc tiêu cực đối với người tiêu dùng, từ đó tạo nên thái độ tiêu cực và phản ứng tiêu cực đối với quảng cáo, từ đó làm giảm ý định mua sắm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

2.4. Sự khác biệt lớn về hành vi tránh né quảng cáo giữa các nhóm giới tính người dùng và nghề nghiệp của họ

Hành vi tránh né giữa các nhóm giới tính là khác nhau, điều này phụ thuộc vào hành vi mua sắm của khách hàng các giới tính. Lý do mua sắm của nữ giới rất nhiều, có thể do tùy hứng, do nhận thức được nhu cầu, hoặc có thể do ảnh hưởng từ những người tham khảo, trong khi, lý do mua sắm của nam giới rất rõ ràng: khi có nhu cầu, vì vậy, hành vi đối với quảng cáo video cũng khác nhau, nữ giới sẽ thường xem video quảng cáo đó lâu hơn nam giới nếu quảng cáo đưa ra thông tin phù hợp với nhu cầu, sở thích của họ.

Nghề nghiệp của khách hàng khác nhau cũng khiến hành vi tránh né quảng cáo khác nhau. Khách hàng ở độ tuổi học sinh, sinh viên (16-23 tuổi) là đối tượng nhỏ tuổi, dễ bị ảnh hưởng từ quảng cáo và các phương tiện truyền thông, lứa tuổi này thích khám phá những thứ mới lại, hay ho.

Vì thế nếu quảng cáo video nhắm đúng sở thích, nhu cầu của nhóm đối tượng này cùng với sự kết hợp của âm thanh, hình ảnh hài hòa thì hành vi tránh né có thể không xảy ra. Nhóm đối tượng người đã đi làm (24-30 tuổi) là nhóm đối tượng không bị ảnh hưởng nhiều bởi quảng cáo, truyền thông, mà thường bị ảnh hưởng bởi nhóm tham khảo. Nhóm người đi làm thường sử dụng mạng xã hội vào lúc nghỉ trưa và buổi tối bởi họ đi làm cả ngày, vì thế họ tận dụng khoảng thời gian này cho các hoạt động giải trí, thư giãn, xem các nội dung giải trí trên mạng xã hội, hay liên lạc với bạn bè, người thân. Các video quảng cáo khó có thể thu hút được sự chú ý của họ.

3. Giải pháp cho các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp và các công ty quảng nên quan niệm rằng: quảng cáo là nghệ thuật, muốn truyền tải nghệ thuật tới công chúng cần nâng cao nhận thức của họ về nghệ thuật.

3.1. Củng cố và nâng cao tính giải trí trong video quảng cáo

Thứ nhất, về nội dung video quảng cáo, doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất quảng cáo nên có biện pháp nâng cao tính giải trí của quảng cáo thông qua nội dung của video quảng cáo. Yếu tố hài hước cần được đẩy mạnh để tăng tính giải trí, khiến khách hàng cảm thấy thú vị. Tuy nhiên, yếu tố hài hước cần lồng ghé p một cách khéo léo, không quá đà, tạo nên video quảng cáo có đủ hài hước mà vẫn nhẹ nhàng, tinh tế, điều này sẽ giúp ghi dấu ấn sâu hơn trong tâm trí khách hàng hơn là các hình thức hài nhảm.

Thứ hai, lựa chọn nhân vật trong video với lối diễn xuất tự nhiên, duyên dáng và khéo léo, tránh lực chọn nhân vật có lối diễn xuất gượng gạo, không lột tả đúng tinh thần nội dung kịch bản. Nhân vật trong video góp phần rất lớn trong thành công của video quảng cáo.

Thứ ba, bối cảnh xuất hiện của video nên cần chú trọng. Việc video quảng cáo xuất hiện vào thời điểm khách hàng đang tập trung vào một nội dung quan trọng sẽ không có hiệu quả, video quảng cáo nên xuất hiện vào các khung giờ dành cho thư giãn như buổi trưa, chiều (tầm 5h-6h chiều) và buổi tối (8h-9h).

Đặc biệt, doanh nghiệp cần lựa chọn vị trí xuất hiện phù hợp của video quảng cáo trên mạng xã hội. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có chiến lược lan tỏa video quảng cáo trên những mạng xã hội nào, đối tượng cụ thể nào, đặc điểm hành vi của đối tượng đó ra sao. Song hành với video quảng cáo, doanh nghiệp nên kết hợp với người nổi tiếng, Influencer, KOLs…có tầm ảnh hưởng hay các hội nhóm trên mạng xã hội để lồng ghép khéo léo video quảng cáo trong đó.

Củng cố và nâng cao tính giải trí trong video quảng cáo
Củng cố và nâng cao tính giải trí trong video quảng cáo

3.2. Truyền tải thông tin một cách có chọn lọc qua video

Thông tin muốn đọng lại được trong tâm trí khách hàng cần có sự đầu tư về ngôn từ, nội dung có phù hợp với nhu cầu khách hàng và phù hợp với nội dung mà họ đang theo dõi. Trước hết, thông tin phải đảm bảo độ tin cậy như một lời cam kết của doanh nghiệp tới khách hàng. Doanh nghiệp và các nhà sản xuất quảng cáo video nên chọn lọc ngôn từ để đưa vào video, sao cho xúc tích, dễ hiểu đối với khách hàng.

Đặc biệt, cần xác định một số từ khóa và làm nổi bật chúng trên video, những từ này sẽ dễ dàng khắc sâu trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm ra nỗi lòng của khách hàng, nhu cầu của họ một cách sâu sắc hơn, để từ đó video truyền tải nói lên đúng nhu cầu của khách hàng Đặc biệt, thông tin từ video quảng cáo nên liên quan đến nội dung mà khách hàng đang theo dõi, từ đó khơi gợi nhu cầu và kích thích khách hàng.

Truyền tải thông tin một cách có chọn lọc qua video
Truyền tải thông tin một cách có chọn lọc qua video

3.3. Giảm thiểu tính phiền nhiễu trong quảng cáo

Tính phiền nhiễu khiến khách hàng cảm thấy không thoải mái, vui vẻ khi xem video quảng cáo. Thời gian của video quảng cáo dài hơn các hình thức quảng cáo khác, do đó khách hàng sẽ cho rằng quảng cáo video không thú vị bằng các hình thức khác và dành ít thời gian hơn để xem video quảng cáo.

Doanh nghiệp nên tránh sử dụng các yếu tố gây sốc, ngôn từ khó chịu trong video. Mặc dù sẽ có rất nhiều doanh nghiệp có mục tiêu là phủ sóng rộng rãi video quảng cáo của mình, do đó có hiện tượng video quảng cáo xuất hiện quá nhiều lần trên tài khoản mạng xã hội của một cá nhân. Điều này cần giảm thiểu bởi sự lặp đi lặp lại một video thông tin gây ra sự tức giận, cảm giác tiêu cực cho khách hàng.

Doanh nghiệp nên xây dựng video quảng cáo như một bộ phim ngắn chứ không chỉ đơn thuần mang tính quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng. Phim ngắn sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm của giới trẻ bởi họ được chứng kiến một câu chuyện ngắn hoàn chỉnh mà không phải là một loạt hoạt cảnh quảng cáo. Nội dung phim ngắn nên hướng về đối tượng khách hàng mục tiêu để tạo sự đồng cảm, khách hàng thấy mình trong đó. Đặc biệt, tùy từng đối tượng của khách hàng khác nhau, doanh nghiệp sử dụng cách tiếp cận khác nhau: như lứa tuổi học sinh, sinh viên thì có xu hướng thích nội dung sáng tạo, độc đáo, sinh động, trẻ trung…phù hợp với lối sống hiện đại. Nhờ đó, việc phát đi phát lại nhiều lần video đó có thể không còn được khách hàng coi là bị làm phiền nữa.

Giảm thiểu tính phiền nhiễu trong quảng cáo
Giảm thiểu tính phiền nhiễu trong quảng cáo

3.4. Tăng tính tương tác với quảng cáo video

Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức quảng cáo video tương tác (hình thức này đã xuất hiện trên Facebook và các ứng dụng game), theo đó, khi xem các video quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo game, người dùng có thể xem trước sản phẩm, dịch vụ một cách sống động và dùng thử trực tiếp trên video quảng cáo. Điều này giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ mà chỉ thông qua video quảng cáo, điều này sẽ giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đo lường mức độ tương tác của khách hàng thông qua các vị trí trong video mà khách hàng đã nhấn, từ đó, xác định các khách hàng tiềm năng và có chiến lược chuyển đổi khách hàng hợp lý.

Tăng tính tương tác với video quảng cáo
Tăng tính tương tác với video quảng cáo

3.5. Đẩy mạnh chiến lược Stories Marketing

Tính năng Stories (đã xuất hiện trên nhiều mạng xã hội Facebook, Instagram, Youtube,…), cho phép người dùng chia sẻ khoảnh khắc, trạng thái trong 24h cũng là công cụ hữu ích để tăng tương tác của người dùng với video. Ngày nay, người dùng đã chán việc lướt bảng tin với các thông tin dài, khó nhớ, mà không thú vị, họ dần quan tâm tới tin trên Stories để theo dõi trong 24h bạn bè, người thân của mình làm gì.

Theo số liệu từ Facebook IQ, Stories truyền cảm hứng cho mua sắm và là nơi để khách hàng kết nối với thương hiệu. 50% người được khảo sát nói rằng Stories đã làm cho sự quan tâm của họ tới thương hiệu lâu hơn và 4 việc khách hàng thường làm sau khi xem stories của doanh nghiệp đó là vào trang web của thương hiệu đó, tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ, kể với người khác về sản phẩm, dịch vụ và đi tới cửa hàng để xem sản phẩm, dịch vụ.

Vì vậy, chiến lược Stories Marketing đang là chiến lược được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Do đó, với tính năng Stories, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng bằng cách cài đặt quảng cáo cho video quảng cáo đó, một cách tự nhiên, hình thức này không gây ra sự khó chịu hay phiền nhiễu và khách hàng không quá gay gắt với hình thức quảng cáo này. Doanh nghiệp có thể đăng tải video, kèm với các nhãn dán, hiệu ứng thu hút tương tác với người dùng như: thăm dò ý kiến, bày tỏ cảm xúc, nhập câu hỏi/ trả lời cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, với sự ngắt thời gian của tính năng Stories, khách hàng không còn cảm thấy video quá dài để tiếp tục xem, thông tin quảng cáo được truyền tải tốt, mà khách hàng còn có thể bình chọn, bày tỏ cảm xúc trực tiếp của mình với quảng cáo mà còn để lại góp ý, bình luận hay tin nhắn tới doanh nghiệp. Đây là một công cụ các doanh nghiệp có thể ứng dụng để giảm thiểu tình trạng né tránh quảng cáo video trên mạng xã hội.

Đẩy mạnh chiến lược Strories Marketing
Đẩy mạnh chiến lược Strories Marketing

Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn