Copywriting (viết quảng cáo) là nghệ thuật thuyết phục và thu hút khách hàng bằng ngôn từ lôi kéo khách hàng tới quyết định mua thông qua truyền tải thông điệp và lời kêu gọi hành động. Tuy vậy, viết copywriting lại không hề đơn giản. Dưới đây là 10 lỗi sai cần tránh khi thực hiện viết copywriting.
1. Chủ đề và tiêu đề vô nghĩa
Chủ đề có nhiệm vụ để gây tò mò và thúc giục người đọc mở email của bạn, trong khi đó tiêu đề được sử dụng như một bản tóm tắt ngắn gọn về nội dung của cả bài viết. Bạn có thể thu hút khán giả bằng cách viết cả hai theo một cách chỉnh chu và thú vị nhất..
Bắt mắt, nhiều thông tin và hấp dẫn – đó là cách chủ đề và tiêu đề đầu của bài nên có nếu bạn muốn khán giả click vào bài viết. Nếu tiêu đề không đủ thú vị để khiến người nhận phải mở đọc email thì mọi nỗ lực đều đang là vô ích. Một tiêu đề tệ thậm chí có thể hướng email không những không được mở mà còn có khả năng nằm trong thư rác hoặc thùng rác.
Giải pháp: Đừng làm mất đi ý nghĩa của các chủ đề và phần mở đầu, vì chúng là cánh cửa dẫn đến nội dung chính của bạn. Làm cho các phần trở nên rõ ràng, ngắn gọn và đầy đủ thông tin (điều này thậm chí đúng đối với phần còn lại của nội dung mà bạn triển khai sau này).
2. Sử dụng ngôn ngữ sáo rỗng và nội dung không nguyên bản
Nếu bạn muốn nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh, hãy tránh sử dụng các cụm từ lỗi thời như:
- Chúng tôi đã cực kỳ thành công tại…
- Là một công ty tiến bộ…
- Chúng tôi xin trân trọng thông báo…
- Bạn đọc thân mến…
- Chất lượng tốt, nhiều lựa chọn, tùy chỉnh…
- Đội ngũ chuyên gia…
- Chúng tôi cung cấp dịch vụ xuất sắc…
- Khách hàng luôn đi đầu…
- Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách…
Hãy quên những lời sáo rỗng nếu bạn muốn trở nên độc đáo và mang đặc sắc riêng của mình. Là một người viết content chắc chắn bạn sẽ không muốn bị ai đó đánh giá là thiếu tính sáng tạo phải không?
Các chuyên gia SEO thường khẳng định rằng “Content is King (Nội dung là Vua)”. Tại sao là rất quan trọng để viết nội dung độc bản? Nguyên nhân là do các công cụ tìm kiếm có xu hướng đưa các trang web có nội dung độc đáo lên hàng đầu. Những trang web này phải có kiến thức, dữ liệu, khảo sát hoặc sự kiện độc đáo mà chưa ai từng viết trước đây và rất đáng để đọc và chia sẻ đến rộng rãi tới mọi người.
Giải pháp: Đừng là một kẻ bắt chước. Khi đang viết, hãy cố gắng thẳng thắn nhất có thể với độc giả của mình; đưa ra những quan điểm cá nhân nhưng có ích với người đọc và đặc biệt phải luôn luôn hướng tới việc tạo nội dung mới, độc đáo cho khán giả. Ngoài ra, hãy kiểm tra tính nguyên bản của nội dung bằng phần mềm kiểm tra đạo văn chuyên dụng trước khi đăng.
3. Ngữ pháp kém
Xin lưu ý rằng độc giả của bạn sẽ không bao giờ coi trọng thương hiệu của bạn nếu bạn đăng nội dung có lỗi chính tả.
Global Lingo đã tiến hành nghiên cứu giữa những người trưởng thành về hành vi duyệt và mua hàng trực tuyến của họ. Trong số những người tham gia cuộc thăm dò ý kiến, 74% cho biết họ chú ý đến ngữ pháp trong nội dung viết và 59% cho biết họ sẽ không ủng hộ cho một thương hiệu hoặc công ty mắc lỗi trong nội dung viết của họ. Bởi đó là biểu hiện của sự thiếu đầu tư và chuyên nghiệp trong làm việc.
Giải pháp: Đọc lại văn bản nhiều lần trước khi trình bày chúng cho đọc giả của bạn. Bằng cách này, bạn thể hiện sự tôn trọng đối với độc giả và người mua của mình. Bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ kiểm tra chính tả trực tuyến, chủ yếu là miễn phí hoặc không tốn quá nhiều chi phí để đảm bảo sự chính xác cho ấn phẩm của mình.
4. Đoạn văn quá dài dòng
Hãy tôn trọng thời gian của người đọc và đừng bắt họ đọc những đoạn văn dài. Khi sáng tạo nội dung bằng hình thức văn bản, hãy cố gắng cô đọng súc tích và đi vào những nội dung trọng tâm nhất có thể. Các văn bản dài thường là kết quả của một thông điệp được xây dựng kém và đan xen quá nhiều ý nghĩa.
Hãy làm cho câu văn rõ ràng và ngắn gọn nhất có thể mà vẫn truyền đạt được nhiều ý nghĩa nhất. Tách một câu phức tạp thành khoảng hai câu hay nhiều câu hơn, và làm nó đơn giản vì với những câu dài người đọc sẽ bị lạc ở đâu đó giữa câu khổng lồ của bạn và mất tính logic.
Mẹo: Nếu bạn cảm thấy quá khó để viết nếu chỉ dựa trên những câu gợi ý từ đề bài, hãy nghỉ ngơi một chút và quay lại với việc viết sau khi mà đầu óc của bạn đã trở nên “tươi mới” hơn.
5. Lạm dụng từ khóa
Trong cuộc chạy đua để làm cho nội dung phù hợp với viết quảng cáo SEO, một số người viết quảng cáo đã lấp đầy văn bản của họ bằng các từ khóa. Các văn bản này dài dòng, rất khó đọc và cảm nhận vì chúng nghe rất không tự nhiên.
Sử dụng nhiều từ khóa từng có hiệu quả tốt trong quá khứ, cùng với các thủ thuật SEO khác bài viết của bạn sẽ trở nên dễ dàng được tìm kiếm. Tuy nhiên, việc lấp đầy trang bằng các từ khóa thậm chí có thể làm giảm tỷ lệ tìm kiếm của bạn do thuật toán của Google và đẩy khán giả của bạn ra xa do sự lặp lại quá nhiều từ.
6. Quá nhiều dấu chấm than và dấu chấm hỏi
Dấu chấm than (!) là dấu chấm câu thường được sử dụng sau thán từ hoặc cảm thán để biểu thị cảm xúc mạnh mẽ, ngạc nhiên, phấn khích, v.v. Còn dấu chấm hỏi (?) là dấu chấm câu biểu thị chất vấn hoặc nghi ngờ.
Làm quá với dấu chấm than “!!!” hoặc dấu chấm hỏi “???” trong một văn bản không phải là một cách hay để thể hiện cảm xúc và thuyết phục. Thay vào đó, đó lại chắc chắn là một cách làm phiền khán giả của bạn. Quá nhiều dấu chấm than và dấu chấm hỏi có thể hủy hoại bất kỳ văn bản hay nào.
Giải pháp: Dùng dấu câu có chừng mực. Ngoài ra, trên thực tế, có những công cụ khác để thể hiện cảm xúc và nâng cao hiệu quả của thông điệp của bạn, cụ thể là:
- Từ đồng nghĩa, hơi khác nhau về nghĩa;
- Ẩn dụ, đề cập đến một điều bằng cách đề cập đến một điều khác;
- Nhân hóa, sự quy kết hình dạng và đặc điểm của con người đối với các khái niệm trừu tượng;
- Nói quá lên, cường điệu hóa một vấn đề, ý tưởng nào đó.
7. Định dạng kém
Định dạng giúp phác thảo trực quan thông tin chính trong văn bản. Nếu nội dung của bạn được định dạng kém, người đọc sẽ dễ bị lạc trong một bài viết dài. Một văn bản được định dạng tốt sẽ hướng dẫn trực quan cho người đọc những thông tin quan trọng nhất.
Dưới đây là một số mẹo định dạng thực tế mà ban có thể áp dụng:
- Tạo khoảng cách giữa các dòng, các đoạn để phân tách chúng một cách trực quan và giúp chúng dễ đọc hơn.
- Đặt khoảng cách giữa các chữ cái trong từ.
- Phân bố đều các từ trong một dòng trong văn bản.
- Sử dụng danh sách được đánh số và đánh dấu.
- Sử dụng phông chữ tiêu đề lớn hơn.
8. Quảng cáo quá rõ ràng
Làm copywriting là cần phải ngừng viết quảng cáo quá rõ ràng. Mọi người đã chán ngấy với những kiểu chào hàng mua-được-ngay-trả-sau, mua hai tặng một, hoặc ưu đãi trong thời gian giới hạn.
Tất nhiên, cách tiếp cận như vậy vẫn có hiệu quả, nhưng không phải lúc nào nó cũng ghi điểm trong lòng công chúng, vì vậy tốt hơn hết bạn nên áp dụng và kết hợp các phương pháp quảng cáo khác; nếu không, độc giả của bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn đang đánh lừa họ về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Mẹo: Hãy thử đưa nội dung giáo dục vào bài viết của bạn và chia sẻ kinh nghiệm hữu ích cũng như lời khuyên chuyên nghiệp tới độc giả của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng cầu nối tin tưởng với độc giả và tăng cường sự gắn kết với thương hiệu của bạn.
9. Văn bản không có hình ảnh
Cho dù văn bản của bạn có nhiều thông tin đến đâu, rất có thể sẽ không ai muốn đọc nếu bài viết không chứa bất kỳ hình ảnh nào. Các loại bài báo và trang landing page tốt nhất luôn có sự kết hợp giữa văn bản, hình ảnh và infographics vì mọi người có xu hướng cảm nhận lượng thông tin đáng kể một cách trực quan.
Giải pháp: Đừng quên sử dụng hình ảnh, ảnh chụp và infographics để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức nội dung bằng văn bản của bạn.
10. Viết quá nhanh
Khi bạn viết với tốc độ nhanh, bạn sẽ có nguy cơ mắc nhiều lỗi và làm mất đi ý nghĩa của nội dung bạn viết. Tất nhiên, bạn có thể chọn viết với tốc độ nhanh, nhưng hãy nghĩ về các ưu tiên của mình: bạn muốn số lượng hay chất lượng?
Tìm thời gian để phân tích sâu hơn về tài liệu, số liệu thống kê và dữ liệu, đồng thời kiểm tra thực tế mọi thứ. Những điều này sẽ giúp bạn có được sự yêu mến của các độc giả và tăng lòng trung thành với thương hiệu của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn mang lại nội dung thực sự có giá trị cho độc giả, thì hãy dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu trước khi bắt đầu viết. Đừng biến quá trình viết của bạn thành một cuộc chạy đua để có được nhiều ấn phẩm hơn.
Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hình dung rõ về những điều nên tránh khi viết quảng cáo. Hãy nhớ tầm quan trọng của chất lượng nội dung của bạn và cố gắng tránh những lỗi viết quảng cáo điển hình kể trên, chắc chắn việc viết copywriting của bạn sẽ sớm lên được tầm cao mới.
Tìm hiểu thêm: