11 kỹ năng bán hàng cần có để phát triển sự nghiệp

Bạn có biết rằng chuyên viên bán hàng giàu kinh nghiệm sẽ không bao giờ tự giới thiệu mình là nhân viên bán hàng? Thay vào đó, họ luôn thể hiện mình là người giải quyết vấn đề cho khách hàng. Hơn nữa, họ sử dụng các kỹ năng và khả năng bán hàng của mình để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Cùng tìm hiểu 11 kỹ năng bán hàng cần có để phát triển sự nghiệp hơn nữa!

1. Điều gì tạo nên một người bán hàng chuyên nghiệp?

Một người bán hàng giỏi có thể được hiểu là người không chỉ tập trung vào việc bán sản phẩm cho khách hàng mà còn thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu của khách hàng cũng như hiểu được suy nghĩ của họ. Người bán hàng cần đóng nhiều vai trò khác nhau. Đôi khi họ trở thành những nhà đàm phán, những người thực hiện thỏa thuận và có thể là các Marketer. Tuy nhiên, điều luôn được ưu tiên là xây dựng một kênh giao tiếp mạnh mẽ với khách hàng. Để làm được điều này, bạn nên làm theo phương pháp 3-C:

  • Care (Quan tâm): Là một nhân viên bán hàng có chuyên môn tốt, bạn nên thể hiện sự quan tâm đến khách hàng của mình, đồng cảm với bất kỳ vấn đề mà họ gặp phải và hướng tới giải pháp tối ưu nhất.
Luôn quan tâm đến khách hàng để đưa ra giải pháp tối ưu nhất 
Luôn quan tâm đến khách hàng để đưa ra giải pháp tối ưu nhất
  • Commitment (Cam kết): Nhân viên bán hàng cần phải cam kết đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và nỗ lực để đạt được các mục tiêu bán hàng của mình.
  • Consistency (Tính nhất quán): Cung cấp dịch vụ một cách nhất quán và liên lạc thường xuyên với khách hàng là yếu tố quyết định trong quy trình bán hàng. Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, vì vậy khi tạo sự nhất quán trong việc đặt khách hàng lên hàng đầu sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh.

2. 11 Kỹ năng bán hàng cần có

Có rất nhiều loại kỹ năng mà đội ngũ nhân viên bán hàng cần rèn luyện. Sau đây là 11 kỹ năng bạn nên có để ghi dấu ấn của mình với tư cách là một người bán hàng chuyên nghiệp và trở nên thành công.

2.1. Lắng nghe 

Hãy chú ý, để tâm tới mọi điều mà khách hàng nói. Điều này sẽ cho phép bạn đặt những câu hỏi thăm dò để hiểu sâu hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng. Hiểu càng nhiều về khách hàng, bạn sẽ càng đưa ra những giải pháp càng phù hợp với nhu cầu của họ.

2.2. Đồng cảm

Đồng cảm và đảm bảo với khách hàng rằng bạn có thể giúp họ đáp ứng các yêu cầu của họ là một khía cạnh quan trọng của công việc. Để làm được điều đó, bạn sẽ có thể đặt mình vào vị trí của khách hàng, lắng nghe và hiểu những điểm đau của họ. Khi các giải pháp bạn đưa ra tiếp xúc được đúng “điểm chạm” trong hành trình tìm kiếm – mua hàng của khách hàng, bạn sẽ thành công trong việc thuyết phục họ đưa ra quyết định mua.

2.3. Kiến thức sản phẩm

Đây được xem là kỹ năng bắt buộc phải có để có thể đem sản phẩm tới gần khách hàng hơn. Khách hàng thường hỏi nhiều câu hỏi khác nhau về sản phẩm của bạn khi mua hàng. Nhân viên bán hàng có kiến ​​thức chuyên sâu về sản phẩm có thể giúp khách hàng làm rõ mọi nghi ngờ của họ bao gồm: chất lượng, cách thức vận hành, mẹo sử dụng,.. Ngoài ra, bạn có thể truyền đạt rõ ràng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ khi trả lời các câu hỏi của khách hàng.

Một nhân viên bán hàng giỏi cần có kiến thức chuyên môn sâu về sản phẩm
Một nhân viên bán hàng giỏi cần có kiến thức chuyên môn sâu về sản phẩm

2.4. Quản lý thời gian

Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cần phải làm việc thông minh hơn là chỉ làm việc chăm chỉ. Bạn cần học cách ưu tiên các nhiệm vụ và quản lý thời gian của mình một cách phù hợp. Làm việc từ 12-15 tiếng một ngày rất đáng để tuyên dương. Tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn khi phân chia các khoảng thời gian để chăm sóc, tương tác,… với khách hàng một cách hiệu quả và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số bán hàng. Bạn hoàn toàn có thể giảm số giờ làm so với những nhân viên bán hàng. Trong khi đó, bạn sắp xếp hợp thời gian làm việc hợp lý hơn, bạn vẫn sẽ là một nhân viên bán hàng thành công.

2.5. Kỹ năng đàm phán

Chắc chắn rồi, đây tiếp tục là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Khả năng đưa ra những thỏa thuận tốt nhất có lợi cho cả hai bên phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn. Một người bán hàng chuyên nghiệp là một nhà đàm phán có thể hiểu các yêu cầu và cũng như khoản ngân sách của khách hàng để đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất. 

2.6. Sự nhạy bén trong kinh doanh

Sự nhạy bén trong kinh doanh là khả năng hiểu các vấn đề kinh doanh, phân tích rủi ro và cơ hội, đưa ra quyết định sáng suốt và thực hiện hành động có tác động tích cực đến doanh nghiệp. Điều này cũng được xem là một trong những kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng. Nhờ kỹ năng đó, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt và thực hiện hành động thích hợp trong các tình huống với nhiều thách thức. Ví dụ: bằng cách thu thập thông tin từ khách hàng, bạn có thể hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường hiện tại để có thể thành công đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

2.7. Xây dựng mối quan hệ

Một nhân viên bán hàng cần có kỹ năng thiết lập các mối quan hệ vững chắc, lâu dài để thành công trong lĩnh vực này. Tạo kết nối phù hợp với khách hàng sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội và có được khách hàng tiềm năng với tỷ lệ chuyển đổi cao. Không chỉ có đội ngũ nhân viên bán hàng cần nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, nó còn là hoạt động mà doanh nghiệp cần tập trung các nguồn lực khác để tạo ra hiệu quả tốt nhất.

2.8. Giao tiếp hiệu quả

Giao tiếp là con đường nhanh nhất để thấu hiểu, chào bán sản phẩm tới khách hàng. Các chuyên viên bán hàng nhiều kinh nghiệm có thể giao tiếp hiệu quả bằng cả lời nói và bằng văn bản. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể giao tiếp dễ dàng, liền mạch với khách hàng của mình.

2.9. Quản lý dự án

Người quản lý dự án tốt thường có ý thức về ngân sách, họ sẽ thận trọng khi xử lý mối quan hệ với khách hàng, quản lý thời gian hiệu quả và là một nhà đàm phán giỏi. Do đó, học các kỹ năng quản lý dự án có thể giúp nhân viên bán hàng đàm phán với khách hàng tốt hơn khi thực hiện các giao dịch.

Áp dụng các nguyên tắc quản lý dự án vào các quy trình bán hàng có thể giúp cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, tăng khả năng dự đoán và mang lại khả năng lãnh đạo cho người bán hàng.

Một chuyên gia bán hàng cần quản lý dự án tốt
Một chuyên gia bán hàng cần quản lý dự án tốt

2.10. Xử lý khiếu nại

Nhân viên bán hàng nên biết cách xử lý với những khiếu nại của khách hàng. Bằng cách xác định và giải quyết vấn đề cơ bản, sau đó làm việc để loại bỏ các vấn đề liên quan, bạn sẽ giúp khách hàng giảm bớt sự khó chịu khi có những trải nghiệm không tốt.

2.11. Triển vọng chiến lược

Tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng, bạn có thể mở rộng kênh bán hàng của mình. Bằng cách tận dụng các mối quan hệ với khách hàng hiện tại, nhân viên bán hàng có thể dễ dàng hơn khi thực hiện điều đó. Không chỉ vậy, quá trình này còn giúp cho mối quan hệ giữa người bán và người mua trở nên tốt hơn.

3. Những kỹ năng bán hàng nên có

3.1. Kỹ năng thuyết trình

Đó có thể là việc duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi thuyết trình, sử dụng cử chỉ hoặc tương tác trong khi nói chuyện với các nhóm khách hàng khác nhau. Kỹ năng thuyết trình tốt không chỉ giúp quá trình giới thiệu hàng hóa diễn ra thuận lợi mà còn hỗ trợ thu hút thêm khách hàng mới. Ngoài ra, nếu đội ngũ nhân viên bán hàng có kỹ năng thuyết trình tốt, doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp.

3.2. Khám phá

Kỹ năng khám phá là tất cả về việc hiểu các nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Hãy chú ý đến từng chi tiết trong khi giao tiếp với khách hàng và tận dụng nó để khám phá mọi điều liên quan tới họ. Điều này sẽ giúp bạn hiểu khách hàng của mình hơn, bao gồm cả những nhu cầu mà họ chưa khám phá ra. Bạn càng hiểu khách hàng, bạn càng biết cách giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng.

3.3. Năng lực công nghệ

Người bán hàng có thể sử dụng các công cụ và phần mềm phù hợp để tự động hóa các tác vụ thủ công. Với sự trợ giúp của các công cụ quản lý quan hệ khách hàng (CRM), họ có thể lưu trữ dữ liệu của khách hàng, quản lý mối quan hệ và mức độ tương tác của khách hàng với thương hiệu, đồng thời đơn giản hóa toàn bộ quy trình. 

Nhân viên bán hàng nên có kỹ năng sử dụng công nghệ 
Nhân viên bán hàng nên có kỹ năng sử dụng công nghệ

3.4. Quản lý khu vực

Quản lý khu vực bán hàng là quá trình thiết lập lãnh thổ/khu vực cho những người bán hàng khác nhau để họ có thể làm việc hiệu quả. Quản lý khu vực cho phép bạn học cách ưu tiên và quản lý một nhóm khách hàng tiềm năng trong khu vực đã được chỉ định. Bằng cách đó, bạn có thể nâng cao số bán của mình.

3.5. Tạo dựng tính tò mò

Sự tò mò được hiểu là sự quan tâm mà người bán hàng thể hiện đối với khách hàng, bao gồm: thói quen mua hàng, sở thích, sở ghét,…. Người bán hàng nên tập trung vào việc đặt những câu hỏi giúp họ có được thông tin liên quan và giúp hiểu được yêu cầu của khách hàng. 

4. Kỹ năng bán hàng giúp làm đẹp sơ yếu lý lịch

4.1. Xây dựng mối quan hệ

Bán hàng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa người bán và người mua. Thêm kỹ năng này vào sơ yếu lý lịch có thể giúp người phỏng vấn hiểu được khả năng phát triển mối quan hệ cá nhân với khách hàng của bạn. Từ đó, bạn có thể tạo niềm tin và thiết lập giá trị thương hiệu  với khách hàng giúp thương hiệu.

4.2. Quản lý và giải quyết xung đột

Xử lý những bất đồng và xung đột là một trong những kỹ năng chính của một chuyên gia bán hàng giỏi. Quản lý xung đột bao gồm các kỹ năng như việc theo nhóm, giải quyết vấn đề, kiểm soát cảm xúc,…

4.3. Kể chuyện

Khi các kỹ năng bán hàng được phát triển, kể chuyện là kỹ năng bổ sung giá trị cho sơ yếu lý lịch của bạn. Nó cho người phỏng vấn biết rằng bạn có thể thu hút cảm xúc khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm, dịch vụ. Nói cách khác, kỹ năng này giúp người bán hàng xây dựng các mối quan hệ cá nhân với khách hàng.

4.4. Giao tiếp trong kinh doanh

Một người bán hàng cần biết phong cách giao tiếp của họ ảnh hưởng đến lựa chọn và hành động của khách hàng như thế nào. Thể hiện kỹ năng hỗ trợ định hướng mục tiêu như giao tiếp trong kinh doanh cho thấy bạn nhận thức được các hoạt động của tổ chức và cách loại bỏ rào cản trong giao tiếp cũng như làm hài lòng khách hàng của mình. 

4.5. Thu hút khách hàng

Khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu nếu bạn tương tác với họ và mang đến cho họ trải nghiệm đáng nhớ. Kỹ năng thu hút khách hàng là một thách thức đối với người bán hàng. Vì vậy, nếu bạn có kỹ năng này, việc thêm nó vào sơ yếu lý lịch của bạn sẽ giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác.

4.6. Nghiên cứu/ Thu thập thông tin

Bạn có thể hiểu sở thích và nhu cầu của người mua bằng cách tìm hiểu những dữ liệu xung quanh họ. Có thể nói, nghiên cứu là một kỹ năng quan trọng cần được phát triển. Bạn nên thành thạo các kỹ thuật thu thập thông tin như khảo sát, phỏng vấn, thí nghiệm, quan sát, phân tích dữ liệu,… để trở nên thành công hơn trong công việc.

Nghiên cứu/thu thập thông tin của khách hàng để phục vụ họ tố hơn
Nghiên cứu/thu thập thông tin của khách hàng để phục vụ họ tố hơn

4.7. Thông thạo công nghệ

Chúng ta đang sinh sống và làm việc trong thời đại kỹ thuật số. Khi mà công nghệ tác động tới rất nhiều hoạt động của đời sống, người bán hàng cần phải bắt kịp với các công nghệ mới nổi có liên quan đến ngành nghề. Thêm kỹ năng này vào sơ yếu lý lịch cho thấy kiến ​​thức của bạn về phần mềm hỗ trợ hoạt động bán hàng như CRM, SAP,…

4.8. Tư duy phản biện/Giải quyết vấn đề

Khả năng phân tích tình hình thực tế và hình thành ý kiến ​​​​đến từ tư duy phản biện là vô cùng cần thiết. Tư duy logic một cách rõ ràng là những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với nhân viên bán hàng, vì điều này giúp quá trình ra quyết định của khách hàng trở nên nhanh gọn hơn. 

5. Cách cải thiện kỹ năng và khả năng bán hàng

Học hỏi và luyện tập là điều cần thiết để cải thiện các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động bán hàng. Ngoài ra, còn một số cách khác mà WeWin muốn chia sẻ tới bạn:

  • Đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho người quản lý của bạn hoặc các khách hàng tiềm năng; điều này sẽ giúp bạn có được kiến ​​thức  và chuyên môn về việc thấu hiểu khách hàng cũng như cách sắp xếp công việc.
  • Tiếp tục thử nghiệm các phương pháp bán hàng sáng tạo đẩy nhanh quá trình chốt giao dịch.
  • Tăng năng suất của bạn bằng cách tích hợp các công nghệ phù hợp vào các hoạt động bán hàng. 
  • Lên kế hoạch cho việc xây dựng quy trình bắt đầu, nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng để có thể kịp thời cung cấp sản phẩm/dịch vụ ngay khi họ có nhu cầu. 

Điều quan trọng nhất để trở thành một chuyên gia bán hàng chính là cập nhật kiến ​​thức và kỹ năng của bạn. Bạn có thể tham gia các Webinar về bán hàng do các doanh nghiệp cung cấp và đặt câu hỏi với họ. Luôn nhớ rằng, bạn cần liên tục rèn luyện kỹ năng bán hàng để có thể tăng doanh số bán ra!

Tìm hiểu thêm bài viết từ WeWin:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn