Marketing du kích là gì ? Những ví dụ và chiến lược hay nhất

Chắc hẳn có rất nhiều bạn chưa từng nghe về cụm từ Marketing du kích, nhưng đây là khái niệm được biết đến rất rộng rãi trong ngành Marketing. Vì thế bài viết này sẽ giải thích cho các bạn thế nào là Marketing du kích và tại sao đây là một chiến lược khác biệt và hữu ích giúp cho doanh nghiệp tạo được ấn tượng thương hiệu/ sản phẩm cho người tiêu dùng.

Sau khi đọc bài viết này, bạn chắc chắn sẽ muốn đưa ngay chiến lược Marketing sáng tạo này vào trong danh sách chiến lược giúp bạn quảng cáo thương hiệu của mình. Hãy bắt đầu từ những cái cơ bản nhất và sau đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu về chiến lược marketing du kích.

Tìm hiểu bài viết trước:

Guerrilla Marketing – Marketing du kích là gì?

1. Về Marketing du kích và những sự thật ít người biết

marketing-du-kich
Marketing du kích

Marketing du kích là chiến lược marketing sáng tạo được dùng bởi hầu hết các thương hiệu và các doanh nghiệp nhỏ khắp toàn cầu để quảng cáo sản phẩm một cách đặc biệt. Chiến lược này được giới thiệu và phổ biến bởi Jay Conrad Levinson vào năm 1980. Ông ấy đã viết rất nhiều bài viết và sách về Marketing du kích và cách thực hiện qua đó giúp rất nhiều thương hiệu tạo được dấu ấn với người dùng.

Muốn tìm hiểu thêm về các chiến lược marketing vô cùng sáng tạo có thể giúp doanh nghiệp bạn nhân 6 lần độ phủ thương hiệu, tham khảo ngay blog về: Inbound marketing demystified with strategies and examples.

Ngày này các công ty ưa chuộng sử dụng chiến lược marketing du kích vì marketing du kích yêu cầu nhiều sự sáng tạo và tiêu tốn ít ngân sách hơn. Chiến lược này thậm chí còn tiêu tốn ít ngân sách hơn cả Marketing chiến thuật cũ.

Mục tiêu hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ cũng như thương hiệu lớn là phủ thương hiệu và tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể, mục tiêu này hoàn toàn phù hợp với Marketing du kích: Tiết kiệm chi phí và tập trung vào tiếp cận nhiều khách hơn hơn là  tần suất quảng cáo khách hàng xem được.

Nói tóm lại, Marketing du kích được đặt tên xuất phát từ chính cụm từ chiến chinh du kích.

2. Tại sao Marketing du kích là chiến lược hiệu quả?

Guerrilla-marketing-cua-fitness
Marketing du kích là chiến lược hiệu quả

Bây giờ bạn sẽ tự hỏi rằng, nếu có rất nhiều chiến lược marketing sáng tạo nhằm thu hút sự quan tâm của người dùng. Vậy tại sao rất nhiều thương hiệu lớn tập trung sử dụng chiến lược Marketing du kích?

Khi sử dụng Marketing du kích, người làm marketing sẽ tập trung sáng tạo một điểm nhấn trong cộng đồng người dùng để giúp thương hiệu nhận được nhiều lợi ích. Mục tiêu chiến của chiến thuật Marketing này là nhận về lượng lớn nhất có thể người dùng quan tâm với một lượng tài nguyên bỏ ra ít nhất có thể. Hầu như tất cả người làm marketing đều cố gắng tạo ra một quảng cáo chứa đầy yếu tố bất ngờ và đáng nhớ giúp người dùng nhớ về sản phẩm hoặc thương hiệu trong một thời gian dài.

Hiện nay, với sự tác động của COVID 19, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc mở được cửa hàng, và Marketing du kích là chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn này.

3. 5 chiến lược Marketing du kích

3.1. Chiến lược Marketing đường phố

Guerrilla-marketing-cua-folger
Chiến lược Marketing đường phố

Động lực chính đằng sau marketing đường phố là quảng cáo sản phẩm hoặc thương hiệu ngoài đường và nơi công cộng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Thương hiệu lớn như Mcdonald’s, Dominos, Nike, Puma tìm ra rằng marketing đường phố là cách tiện lợi nhất để kết nối với người tiêu dùng và lan tỏa độ nhận biết của thương hiệu.

Mcdonald’s đã tạo ra vạch kẻ cho người đi bộ gọi là “Mcfries Pedestrian Crossing”, Nike bắt đầu phủ logo của mình trên các ghế đá ven đường. Chiến lược marketing sáng tạo luôn luôn giúp các thương hiệu lớn tạo được độ phủ thương hiệu cho người tiêu dùng của họ. Doanh nghiệp nhỏ cũng ưa thích quảng cáo trên đường phố.

Có rất nhiều chiến lược khác lạ được các thương hiệu tạo ra để quảng cáo trên đường phố như phát tờ rơi, phát sách giới thiệu, trình chiếu hình ảnh ba chiều, trình diễn giới thiệu sản phẩm trên đường phố cũng như trên các cột đèn tín hiệu giao thông.

3.2. Marketing tại môi trường sống xung quanh

Guerrilla-marketing-cua-hang-khan-giay-bounty
Marketing tại môi trường sống xung quanh

Marketing tại môi trường sống xung quanh là đặt quảng cáo của bạn tại những vị trí kì lạ có thể gây bất ngờ cho ai đang nhìn những quảng cáo đó của bạn. Chiến lược quảng cáo này chủ yếu được tạo ra để giúp sản phẩm/ thương hiệu/ tổ chức của bạn trở nên đáng nhớ.

Loại quảng cáo này tạo tác động lâu dài trong tâm trí của người tiêu dùng. Người làm marketing thường có xu hướng chuẩn bị biển hiệu quảng cáo ở những kích thước rất khác lạ như làm biển hiệu thật to hoặc biển hiệu nhỏ hơn bình thường. Như chúng ta đều biết, những gì không bình thường đều thu hút sự chú ý của con người

Quảng cáo ngoài trời như thế này có thể được tìm thấy ở bất kì nơi nào như ngoài đường phố, trên xe bus, biển hiệu ngoài trời, trạm dừng xe bus, ô tô,…. Người làm marketing sẽ phân tích xem dạng quảng cáo nào có thể tạo nên nhân tố bất ngờ và sử dụng dạng quảng cáo đó. Phần lớn trong các chiến dịch, vị trí quảng cáo lạ đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của quảng cáo môi trường xung quanh.

3.3. Chiến lược quảng cáo qua các Sticker

Chiến lược quảng cáo qua các Sticker
Chiến lược quảng cáo qua các Sticker

Một sticker quảng cáo hấp dẫn có thể giúp các nhãn hàng thu hút được lượng lớn người tiêu dùng và lan tỏa hình ảnh thương hiệu với người tiêu dùng. Rất nhiều công ty thường đặt logo của họ dưới dạng sticker gắn lên cửa kính của ô tô để thu hút được sự chú ý của người dùng nơi công cộng. Phương tiện giao thông công cộng như xe bus và tàu luôn là nơi để quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm. Rất nhiều thương hiệu sử dụng quảng cáo sticker cả bên trong và bên ngoài tàu và xe bus.

Kể từ năm 1800 đến nay, Sticker là hình thức tiện lợi nhất để tiếp thị bất kì sản phẩm hay logo của thương hiệu nào. Ngày nay, ngoài Sticker hình ảnh truyền thống, còn có các sticker chuyển động trực tuyến cực kỳ phổ biến trong giới trẻ.

3.4. Chiến lược Marketing phục kích

Chiến lược Marketing phục kích là một trong những kỹ thuật marketing độc đáo mà công ty/ thương hiệu có xu hướng sử dụng để quảng cáo sản phẩm ở những nơi mà các sản phẩm tương tự đã được quảng cáo bởi một công ty khác hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ.

Ví dụ sau đây sẽ giải thích chi tiết hơn về chiến lược này. Có một công ty A là nhà tài trợ cho một trận bóng và đang cố gắng quảng cáo sản phẩm giày cho nam của họ, đồng thời công ty B cũng có cùng sản phẩm muốn quảng cáo như công ty A, nhưng công ty B lại không phải nhà tài trợ của trận bóng trên. Công ty B sẽ quảng cáo sản phẩm của họ một cách gián tiếp bằng cách làm một Banner hoặc hô to tên công ty theo nhóm để thu hút sự chú ý của Camera. Cách quảng cáo này gọi là Quảng cáo phục kích. Tóm lại quảng cáo du kích chính là “tấn công từ một trí vị không ai ngờ đến”.

Chiến lược Marketing phục kích
Chiến lược Marketing phục kích

Ví dụ điển hình về Marketing phục kích – Trong năm 2010, quảng cáo phục kích được biết trên trong World Cup giữa Adidas và Nike. Nike đã tạo ra rất nhiều chiến lược quảng cáo sản phẩm trong suốt thời gian diễn ra World Cup.

Tuy nhiên Adidas mới là tài trợ chính của của giải đấu này. Nike đã chạy rất nhiều quảng cáo bán sản phẩm trên TV và quảng cáo sản phẩm thông qua các ngôi sao bóng đá nổi tiếng như Ronaldo, Rooney. Nike đã thành công trong việc tạo được rất nhiều ấn tượng về thương hiệu và sản phẩm trên toàn cầu vào năm 2010. Giống như thế, ngày các có rất nhiều ví dụ về marketing phục kích thời gian gần đây.

3.5. Chiến lược Graffiti ngược

Chiến lược Graffiti ngược
Chiến lược Graffiti ngược

Các nhà chiến lược marketing đã tìm ra rất nhiều chiến lược sáng tạo để quảng cáo sản phẩm của họ và chiến lược Graffiti ngược là một trong số đó. Vẽ graffiti ngược là quá trình rất phổ biến được những người làm marketing tạo ra để tạo hoạt ảnh hoặc ảnh trên tường bằng cách loại bỏ bụi bẩn khỏi bề mặt tường.

Bức ảnh vẽ graffiti ngược cỡ lớn đầu tiên được sáng tác bơi Alexandre Orion vào năm 2006. Sau đó, rất nhiều hình thức này được rất nhiều thương hiệu và doanh nghiệp dùng để tạo ấn tượng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Thương hiệu như Nike, Puma, JD sports, British gas hay Dominos Pizza đều đã từng sử dụng chiến lược này để quảng cáo sản phẩm của mình. Người làm marketing xác định đối tượng khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của mình và hành động dựa theo thị hiếu của đối tượng đó.

3.6. Chiến lược Marketing ẩn

Đây là chiến lược marketing sáng tạo thông dụng nhất được dùng và yêu cầu phải sáng tạo rất nhiều để có thể tiếp thị một sản phẩm. Marketing ẩn là việc tạo ra một chiến dịch quảng cáo không có chủ ý trong đó, thương hiệu cố gắng quảng cáo sản phẩm cho những khách hàng mà khách hàng không biết rằng mình đang là đối tượng được quảng cáo.

Cách làm này tiết kiệm rất nhiều chi phí nhưng yêu cầu phải sáng tạo rất nhiều. Chiến lược này thường xuất hiện ở các kênh mới, phim, phim truyền hình. Mục tiêu chính của marketing ẩn không phải lập tức bán được sản phẩm mà lá tạo được cơ hội cho doanh nghiệp và xây dựng tín hiệu thương hiệu trong lòng người dùng.

Sau đấy là một ví dụ điển hình để bạn hiểu hơn về chiến lược này. Khi bạn xem một bộ phim và trong một cảnh phim, bạn để ý thấy một chiếc laptop hãng Dell hoặc bất kỳ hãng nào khác Đó gọi là chiến lược marketing gián tiếp/marketing ẩn.

4. 5 điểm lợi thế và 5 bất lợi của marketing du kích

marketing-du-kich
Lợi thế và bất lợi của marketing du kích

4.1. 5 Lợi thế của Marketing du kích

  • Chiến dịch có thể có được lượt tiếp cận rất lớn (marketing đường phố, graffiti, stickers)
  • Yêu cầu chi phí thấp và nhiều sự sáng tạo
  • Chiến dịch thành công có thể tạo được ấn tượng về thương hiệu khó quên
  • Chiến dịch sáng tạo và lôi cuốn có thể tạo được rất nhiều điểm nhất xung quanh nơi diễn ra chiến dịch
  • Marketing du kích giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng và các doanh nghiệp xung quanh

4.2. 5 Bất lợi của Marketing du kích

  • Đây là loại chiến lược marketing yêu cầu thời gian để thu hút được sự chú ý của khách hàng
  • Nếu thương hiệu thất bật trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, chiến lược tương tự sẽ tạo sự khó chịu cho khách hàng
  • Đôi khi chiến dịch này có thể mang lại rắc rối cho doanh nghiệp
  • Không có gì chắc chắn chiến dịch này tạo được xu thế hay không
  • Nếu một chiến dịch thất bại trong việc thu hút khách hàng, có tỉ lệ họ sẽ quay lưng lại với thương hiệu

 Tìm hiểu thêm:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn