Đầu tư ngân sách và nguồn lực với mong muốn đưa website của mình trở nên phổ biến, được khách hàng và cà Google ưu ái nhưng kết quả nhận được lại hoàn toàn trái ngược. Cùng tìm hiểu 6 lý do khiến traffic website của bạn bị tụt giảm ở bài viết này nhé!
1. Sự thay đổi xu hướng
Nếu website của bạn chỉ mới xây dựng được một năm, lượng truy cập thấp và bạn vẫn chưa có những con số cụ thể cho lượt truy cập năm với kênh của mình. Trong thời gian này, số lượng traffic website tăng giảm một cách tự nhiên.
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh phụ kiện đi biển, và lượt ghé thăm trang website sẽ tăng cao vào mùa hè hay những tháng có chứa ngày nghỉ lễ. Những tháng khác trong năm, lượng traffic có thể giảm đi do nhu cầu mua hàng giảm.
Việc cần làm: Khi lần đầu tiên chứng kiến lượng traffic tăng giảm theo mùa, đừng quá hoảng sợ. Bạn hãy xác định cơ hội để tiến hành tối đa hóa mức tăng trưởng và giảm thiểu sự sụt giảm. Ví dụ: có thể bạn cần điều chỉnh nội dung của mình cho những thời điểm nhất định trong năm và tận dụng cơ hội thật tốt.
Một công cụ miễn phí tuyệt vời để xem lưu lượng truy cập theo mùa là sử dụng Google Trends để phân tích những gì mọi người đang tìm kiếm. Ví dụ: nếu bạn nhập “quảng cáo OOH”, biểu đồ sau sẽ hiển thị:
Xu hướng của khách hàng tác động nhiều tới nhu cầu tìm kiếm và lượt ghé thăm trang của bạn. Từ những dữ liệu này, bạn có thể thay đổi chủ đề nội dung đăng tải trên website. Không chỉ vậy, các cụm từ khóa cũng có sự điều chỉnh và trở nên khác biệt theo từng tháng.
2. Chủ đề khách hàng quan tâm
Vào một số thời điểm trong năm, có những sự kiện thu hút được sự chú ý của người đọc sẽ giúp lượng traffic của bạn tăng nhanh. Ví dụ: Scandal của ngôi sao hạng A hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, mỗi hành động, lời nói của ngôi sao đó đều trở thành chủ đề hot. Trong thời điểm đó, trang website là kênh thông tin của bạn sẽ có nhiều lượt ghé thăm và có thể giảm mạnh sau khi Scandal lắng xuống.
Việc cần làm: Chìa khóa để thành công khi traffic tăng và giảm theo chủ đề là cố gắng nắm bắt càng nhiều càng tốt lưu lượng truy cập. Hãy nhanh nhất có thể để khi sự sụt giảm xảy ra, bạn sẽ có người đăng ký nhận thông báo bài đăng trên website.
Điều quan trọng là phải nhận thức được các sự kiện sắp tới trong lĩnh vực bạn đang tham gia và viết nội dung về chủ đề đó để thu được nhiều lượt ghé thăm nhất có thể.
Ví dụ: Seagame 31 vừa được diễn ra, nếu bạn có một trang web lĩnh vực thể thao, bạn có thể cập nhật nhanh chóng nhất thông tin về vận động viên, số huy chương vàng của Việt Nam,…. Sự nhanh nhạy trong hoạt động cung cấp thông tin, bạn sẽ có nhiều ưu thế hơn những đối thủ khác và vươn lên thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
3. Tần suất đăng bài
Tần suất đăng bài ảnh hưởng nhiều tới lượt truy cập vào website. Nếu bạn không đăng bài viết thường xuyên, website của bạn sẽ lép vế hơn đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, việc khách hàng đã đọc hết các bài đăng trước đó của bạn, không có lý do gì họ ghé vào trang web khi mà chưa có bài viết mới.
Đăng nhiều hơn không đảm bảo có thể thêm lưu lượng truy cập. Lập biểu đồ các bài đăng trong vài tháng qua của bạn và xem liệu có bất kỳ mối tương quan nào giữa các bài đăng có được đọc cao và bài đăng có lượt đọc thấp. Từ đó bạn vừa có thể xác định xu hướng và sở thích của người đọc.
Tuy nhiên, không vì thế mà bạn đăng quá nhiều bài viết và khiến người đọc “bội thực”. Điều đó chỉ khiến khách hàng của bạn bị xao nhãng và không nắm bắt được hết thông tin, chủ đề bạn muốn chia sẻ. Khi bạn đăng tải khoảng 2-3 bài mỗi ngày, bạn sẽ nhận thấy không chỉ lượt đọc bài tăng mà những bình luận của trong các bài viết cũng tăng lên đáng kể.
4. Thuật toán của công cụ tìm kiếm
Nhiều website có thứ tự xếp hạng tăng giảm thứ thứ tự xuất hiện trên Google hay các công cụ tìm kiếm khác. Điều này xảy ra do thuật toán sắp xếp của các công cụ tìm kiếm để đưa những thông tin mà nó xem là tốt nhất đến với người dùng.
Đôi khi, sự thay đổi của thuật toán có thể khiến website của bạn biến mất khỏi các kết quả tìm kiếm mà không có lý do rõ ràng, những công sức xây dựng trước đây đều bị phá hủy. Do đó, hãy cẩn trọng với những bài đăng và những thao tác thay đổi website.
Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đang tuân thủ các nguyên tắc của Google (không sao chép thông tin hay truyền bá điều gì đó sai trái). Và khi website quay trở lại, mặc dù không giữ được tốc độ tăng trưởng traffic như trước, nhưng mọi thứ vẫn ở mức ổn định.
5. Chất lượng bài viết chưa tốt
Một yếu tố khác cần xem xét khi xem đo lường số lượng traffic website chính là liệu bạn có thực sự đang xây dựng một trang web có giá trị cho người đọc và tạo ra nội dung chất lượng cao, hấp dẫn và hữu ích hay không.
Đôi khi thật khó để khách quan về một bài viết mà bạn đã bỏ rất nhiều công sức viết và bạn có thể nhờ những người có chuyên môn đánh giá giúp bạn. Cùng nhìn lượng truy cập vào mỗi bài viết, bạn sẽ thấy được những bài viết nào có vấn đề và cần chỉnh sửa
Đôi khi, bạn có thể chia sẻ lại những câu chuyện của độc giả bằng những lời văn chau chuốt, dễ truyền tải hơn. Đây được xem như hình thức đồng sáng tác và điều đó có thể giúp lượng traffic tăng nhanh bất ngờ
Một số câu hỏi bạn cần tìm câu trả lời để bài viết trở nên chất lượng hơn:
- Bài viết có liên quan và hữu ích với người đọc không?
- Website của bạn có đang giúp người đọc của bạn bằng cách cung cấp cho họ giá trị, giải quyết vấn đề của họ, giải trí cho họ hay mang lại cảm giác cộng đồng không?
Nếu câu trả lời là không thì bài viết có thể là nguyên nhân khiến số lượng truy cập bị giảm đi
6. Thiếu hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Hoạt động Marketing và các hình thức quảng cáo có thể ảnh hưởng tới lượt ghé thăm trang web của bạn. Viết nội dung tuyệt vời không đảm bảo thành công của của bạn. Bạn không thể chỉ xây dựng trang web và mong đợi rằng mọi người đều biết đến nó.
Đôi khi, lưu lượng truy cập website bởi vì bạn không còn chú trọng vào hoạt động Marketing để quảng bá nó. Bạn cần đồng bộ các kênh truyền thông, để nguồn traffic của bạn tăng lên từ đó. Khách hàng có thể click vào link website sau khi thấy bài viết trên Facebook của bạn.
Các chương trình khuyến mại cũng là một ý tưởng không tồi để bạn vừa tăng traffic website vừa tăng doanh số bán hàng.
Website được xem là kênh thông tin chính của hầu hết các doanh nghiệp, việc website có nhiều lượt ghé thăm không chỉ giúp bạn được hiển thị ở thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm mà còn tăng độ nhận diện thương hiệu. Hiểu được lý do khiến website sụt giảm traffic sẽ giúp bạn có hướng giải quyết tốt nhất!
Tìm hiểu thêm: