Pillar Content là  gì? 5 bước xây dựng Pillar Content thành công

Là một content creator, content manager ai cũng đủ hiểu tầm quan trọng của content pillar. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được content pillar là gì? có vai trò như thế vào và làm sao để tạo ra nó?

Việc tạo ra những nội dung chất lượng cao không hề đơn giản. Luôn có một sự khác biệt lớn giữa một blog doanh nghiệp chỉ đăng tải bài đăng mờ nhạt, thiếu thông tin và một blog ấn tượng với nội dung có giá trị cao, thu hút người đọc một cách tự nhiên.

Tất nhiên, doanh nghiệp của bạn sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn khi lựa chọn xây dựng blog hấp dẫn. Để làm được điều này, cần phải dành thời gian để tạo ra Pillar Content – những nội dung, chủ đề cốt lõi giúp blog của doanh nghiệp trở thành một nguồn truy cập thông tin uy tín trong ngành.

1. Pillar Content là gì?

Pillar Content là nền tảng trụ cột, là nội dung cung cấp câu trả lời đầy đủ cho bất kỳ câu hỏi nào mà người dùng có thể đang tìm kiếm về một chủ đề nhất định. Pillar Content được sử dụng để cung cấp giá trị thông tin cho người đọc và cũng để xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm.

Một cách gọi khác của Pillar Content là nội dung 10x, được Rand Fishkin (Moz) mô tả là “nội dung chất lượng gấp 10 lần so với kết quả xếp hạng cao nhất cho một từ khóa nhất định”.

uu-diem-cua-content-pillar

Các đặc điểm cơ bản của Pillar Content bao gồm:

  • Giải quyết một vấn đề hoặc trả lời một câu hỏi với thông tin toàn diện, chính xác.
  • Khác về mặt phạm vi hoặc chi tiết hơn các nội dung khác cùng chủ đề.
  • Kết hợp các thông tin đáng tin cậy, hữu ích hoặc thú vị.

Có sự liên quan đến các blog kinh doanh nên Pillar Content cũng có thể được định nghĩa là một loạt các bài đăng thể hiện nội dung tốt nhất của trang web. Đây là những bài đăng mà bạn sẽ giới thiệu cho những khách truy cập mới cũng như cung cấp thông tin hữu ích cho người đọc ngay sau khi bài viết được đăng lần đầu.

Các bài đăng và bài viết trên blog là những ví dụ điển hình về Pillar Content chất lượng. Ngoài ra, đồ họa thông tin, video hoặc các trang thông tin khác cũng là những nội dung hữu ích có thể được đưa vào một trang Pillar Content để hỗ trợ chủ đề chính.

Những nội dung nền tảng này cung cấp kiến ​​thức quan trọng cho mọi đối tượng trong thị trường của bạn và nếu được triển khai đúng cách, Pillar Content có thể có giá trị đối với khách hàng mục tiêu của bạn trong tương lai gần.

2. Lợi ích của Pillar Page

Lợi ích của các Pillar Page với người dùng là khá rõ ràng: nó cung cấp tất cả thông tin họ đang tìm kiếm về một chủ đề, trên một địa chỉ cố định. Ngoài ra, Pillar Page có nhiều lợi ích đối với chủ sở hữu trang web, ví dụ như:

  • Thời gian khách hàng truy cập trang web của bạn lâu hơn. Người dùng sử dụng càng nhiều nội dung bạn đăng tải thì họ càng dành nhiều thời gian hoạt động trên trang web.
  • Nếu người dùng tìm thấy những gì họ đang cần trên trang của bạn, họ sẽ không cần phải quay lại Google để tìm một nguồn khác.
  • Các Pillar Page được chia sẻ rộng rãi và thường xuyên trên mạng xã hội, đặc biệt là giữa những người có ảnh hưởng.
  • Nhận được lưu lượng truy cập trong suốt thời gian tồn tại của blog hoặc trang web của bạn. Pillar Content là nội dung hữu ích, vì vậy giá trị của nó không giảm đi theo thời gian.
  • Xếp thứ hạng cao trên Google. Số lượng truy cập, lượt chia sẻ và liên kết nhiều sẽ góp phần cải thiện khả năng hiển thị trên SERPs.

Vì Pillar Content có giá trị nổi bật và vượt ra ngoài các bài đăng trên blog tiêu chuẩn, đòi hỏi bạn phải nỗ lực để sản xuất những nội dung chất lượng như vậy. Nếu bạn quan tâm đến việc sử dụng công cụ kinh doanh mạnh mẽ này trên trang web của riêng mình, hãy xem xét quy trình 5 bước sau để tạo chuỗi bài viết trụ cột của riêng bạn.

3. Các bước để xây dựng Pillar Content thành công

Bước 1: Thấu hiểu đối tượng mục tiêu

thay-hieu-doi-tuong

Việc xây dựng Pillar Content cho blog cá nhân hoặc doanh nghiệp của bạn chính là cơ hội để chia sẻ và đưa ra những lời khuyên ý nghĩa nhất cho người đọc.

Xây dựng Pillar Content là điều cần thiết, nhưng quan trọng hơn là các chủ đề bạn đưa ra để giải quyết phải gây được ấn tượng với người đọc, cung cấp thông tin hữu ích được người đọc sử dụng nhiều nhất có thể.

Hãy xem xét kỹ các công cụ phân tích truyền thông xã hội, Google Analytics và cơ sở dữ liệu CRM của bạn để trả lời các câu hỏi sau:

  • Đối tượng khách hàng chủ yếu là nam hay nữ?
  • Độ tuổi trung bình của họ là bao nhiêu?
  • Khách hàng thuộc nhóm sắc tộc nào?
  • Họ thường sinh sống ở đâu?
  • Thông tin về trình độ học vấn của khách hàng?
  • Đặc điểm nhân khẩu, thu nhập, tính cách, vị trí xã hội của họ ra sao?

Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn nảy ra một số ý tưởng về cách giải quyết nhu cầu của từng đối tượng người đọc trong các bài viết. Tuy nhiên, cần thực hiện phân tích kỹ lưỡng hơn về chủ đề trước khi bắt đầu thực hiện bài viết.

Bước 2: Xác định nhu cầu của độc giả

tim-hieu-nhu-cau-doc-gia

Sau khi đã biết độc giả của mình là ai, đã đến lúc tìm hiểu các vấn đề mà họ đang băn khoăn và có nhu cầu được giải đáp. Việc này sẽ giúp bạn phát triển các chủ đề phù hợp cho từng bài đăng của mình.

Có một số cách để xác định nhu cầu của độc giả như sau:

  • Nếu độc giả là đối tượng khách hàng mục tiêu

Hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của một người mới bắt đầu làm việc trong ngành của mình. Hãy nghĩ về những vấn đề bạn gặp phải và những điều bạn muốn học hỏi nhất, sau đó sử dụng những ý tưởng này làm cơ sở cho các bài viết của mình.

  • Tìm hiểu nhu cầu thông qua mạng xã hội

Nếu độc giả không phải là đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn vẫn có thể hiểu rõ suy nghĩ và sở thích của họ bằng cách theo dõi các cuộc trò chuyện đang diễn ra trên các nền tảng truyền thông xã hội, đặc biệt là Twitter (hãy thử sử dụng Tìm kiếm nâng cao của Twitter) và LinkedIn.

Hãy đọc qua các bài đăng của những người theo dõi bạn và xem chủ đề nào được đề cập, bài viết hoặc thông điệp nào được chia sẻ thường xuyên nhất. Thông tin này sẽ cung cấp cho bạn cơ sở để tạo ra các bài báo trụ cột.

cach-tao-content-pillar

  • Tham khảo Pillar Content của các blogger khác

 Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra các ý tưởng chủ đề, hãy xem qua các nội dung phổ biến của đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể thực hiện phân tích cạnh tranh bằng các công cụ như SEMrush và Ahrefs. Phương pháp này có thể áp dụng giữa các doanh nghiệp có cùng tệp khách hàng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo là sẽ không xảy ra vấn đề “ăn cắp chất xám”.

  • Xác định hình thức trình bày phù hợp

 Có một số loại Pillar Content có tiềm năng xếp hạng cao và truyền tải thông tin tốt như: kiểu bài viết hướng dẫn cách thực hiện, bài đăng dựa trên danh sách, bài đăng dựa trên thống kê, hướng dẫn tham khảo nhanh và bài đăng tổng hợp.

  • Xác định “khoảng cách thành công” của người dùng

Trong kinh doanh, có một khoảng cách giữa kết quả mong muốn của công ty và kết quả mong muốn của người dùng, được gọi là khoảng cách thành công. Ví dụ: nếu bạn có một ứng dụng thú vị, kết quả mong muốn của bạn là thu hút mọi người tải xuống và sử dụng nó. Kết quả mong muốn của khách hàng là sử dụng nó hiệu quả hơn.

Chỉ riêng ứng dụng của bạn sẽ không giúp họ làm việc hiệu quả – họ có thể có thói quen làm việc xấu, gặp vấn đề về quản lý thời gian hoặc dễ bị trì hoãn. Giải quyết những khoảng trống đó bằng nội dung sẽ giúp khách hàng hiện tại của bạn thành công và cũng thu hút những người mới đang gặp khó khăn với các vấn đề tương tự – những người có khả năng muốn sử dụng ứng dụng của bạn.

Việc phát triển Pillar Content đòi hỏi sự đầu tư khá lớn, vì vậy, hãy đưa ra các chủ đề cụ thể mà bạn sẽ cân nhắc nghiêm túc trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 3: Tạo ra nội dung hấp dẫn

Ở giai đoạn này, bạn nên có một vài ý tưởng về các phần nội dung chính sẽ đáp ứng nhu cầu của người dùng, ở cả hiện tại và tương lai.

Khi bắt đầu quá trình tạo nội dung, hãy nhớ rằng các bài viết về Pillar Content của bạn phải hữu ích và hấp dẫn đến mức người đọc buộc phải lưu lại và chia sẻ với bạn bè, thành viên gia đình và đồng nghiệp của họ.

Dưới đây là những phần chính cần tập trung:

  • Headline (Tiêu đề):

Hãy nhớ rằng 80% mọi người sẽ đọc tiêu đề, trong khi chỉ 20% còn lại sẽ đọc phần nội dung cụ thể của bài đăng trên blog. Tiêu đề là yếu tố đầu tiên mà mọi người sẽ nhìn thấy, vì vậy hãy làm cho nó hấp dẫn và đầy đủ thông tin.

  • Hook (Cách trình bày, sắp xếp thông tin):

Ngay cả sau khi mọi người nhấp vào bài viết của bạn, chỉ 18% độc giả sẽ đọc toàn bộ nội dung. Cách sắp xếp thông tin chính là yếu tố thu hút sự chú ý khi bắt đầu bài đăng trên blog – khiến người đọc muốn tiếp tục tiếp cận nội dung. Hãy đưa ra những thông tin sau:

  • Những sự thật thú vị mà họ chưa từng nghe thấy trước đây
  • Một giai thoại,  phần kết của một câu chuyện
  • Một câu hỏi trực tiếp mà người đọc thích thú
  • Tham chiếu các sự kiện hiện tại
  • Story (câu chuyện):

Mọi người thích những câu chuyện bởi vì nó tạo ra sự kết nối giữa người với người, dựa trên sự đồng cảm. Viết một bài báo không có nghĩa là bạn không thể sử dụng các kỹ thuật kể chuyện trong bài đăng của mình.

  • Structure (cấu trúc bài viết):

Đừng ép khách hàng đọc một bài báo dài hàng nghìn từ mà không có tiêu đề, không có hình ảnh, không có gạch đầu dòng, không có đoạn văn.

tao-ra-noi-dung-content-hap-dan

  • Research (nghiên cứu):

Có rất nhiều bài báo đại loại như “Hầu hết mọi người đều sở hữu một chiếc iPhone” và  nhiều người cho rằng đây là chủ đề vô cùng hợp lí. Nhưng nếu bạn nghiên cứu một chút sẽ thấy rằng “62% người mua điện thoại lần đầu có xu hướng nghiêng về Android”.

Hãy luôn cập nhật thông tin từ những nguồn đáng tin cậy để xây dựng lòng tin với khách hàng. Thông tin đưa ra nên đi kèm với trích dẫn, hình ảnh và số liệu thống kê, đồng thời luôn ghi nhớ dẫn nguồn.

  • Action (Hành động):

Khi đã khiến người đọc chú ý vào toàn bộ bài đăng trên blog của bạn, bạn cần cho họ biết bạn muốn họ làm gì. Kết thúc phần nội dung của bạn bằng một lời kêu gọi hành động rõ ràng, chẳng hạn như “Nhận tư vấn tiếp thị miễn phí” nếu bạn đang làm việc cho một agency.

Hãy dành thời gian để xem xét và chỉnh sửa các bài đăng trước khi xuất bản. Hãy tự hỏi bản thân xem nội dung bạn đang chia sẻ có vượt quá những gì người đọc mong đợi hay không. Nếu chỉ tạo ra cùng một nội dung tương tự với những công ty đối thủ, thì điều đó không đáng để bạn nỗ lực.

Lưu ý

Một số người nghĩ rằng vì Pillar Content rất hữu ích, vì vậy nó nên được kiểm soát, nghĩa là người dùng phải cung cấp địa chỉ email hoặc thông tin liên hệ khác trước khi họ có thể truy cập bài đăng. Đây có lẽ là cách tiếp cận sai lầm.

Nội dung của bạn phải là cơ sở để tạo khách hàng tiềm năng. Hãy cho đi tất cả giá trị từ một cách miễn phí. Điều này giúp tương tác với  những người có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Bước 4: Quảng cáo các bài đăng

Khi đã tạo và xuất bản các bài đăng của mình, hãy đưa các bài đăng tiếp cận tới độc giả bằng cách chạy quảng cáo ở một số kênh khác nhau:

  • Liên kết đến trang “Giới thiệu” của bạn.
  • Chia sẻ nội dung trong các cộng đồng và nhóm trực tuyến. Nếu các thành viên thấy nội dung có giá trị, họ có thể sẽ chia sẻ nó trên blog của họ và tăng cơ hội để nội dung của bạn được hiển thị nhiều hơn.
  • Đăng lên các kênh truyền thông xã hội của bạn và nếu có ngân sách, hãy tăng cường các bài đăng để được hiển thị nhiều hơn.
  • Liên kết với những người có ảnh hưởng trong bài đăng trên blog của bạn và sau đó gửi email cho từng người trong số họ. Ngoài ra, hãy gắn thẻ họ khi bạn đăng lên các kênh xã hội của mình.
  • Bắt buộc phải liên kết đến các bài đăng từ trang chủ bất cứ khi nào có thể vì điều đó làm tăng lưu lượng hiển thị và xếp hạng công cụ tìm kiếm.
  • Thêm liên kết nội bộ trong các bài đăng blog hiện tại – đặc biệt là những bài phổ biến.
  • Luôn thêm tài liệu mới và cập nhật hoạt động trong bản tin email của bạn.
  • Đưa vào danh sách các bài đăng gần đây hoặc phổ biến nhất trên toàn bộ trang web của bạn, chẳng hạn như thanh bên hoặc ở cuối trang:

xay-dung-content-pillar

Miễn là các bài viết chất lượng và mang lại nhiều giá trị, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu khi quảng cáo lặp đi lặp lại cùng một loạt bài đăng này. Xét cho cùng, nếu bạn đã thực hiện đúng quy trình nghiên cứu và sáng tạo nội dung của mình, thì những bài viết này sẽ tiếp tục có giá trị lâu dài đối với độc giả và xứng đáng được chia sẻ thường xuyên.

Bước 5: Cập nhật Pillar Content khi cần thiết

Cuối cùng, hãy để ý đến bất kỳ sự thay đổi nào trong ngành dẫn đến việc phải cập nhật Pillar Content của mình.

Bảo trì là điều cần thiết cho mọi loại bài đăng trụ cột, vì đây là nền tảng của toàn bộ blog của bạn và phải luôn bám sát phần nội dung còn lại của bạn. Đừng quá khắt khe với việc chỉnh sửa và thường xuyên kiểm tra tất cả các bài đăng để đảm bảo mức độ liên quan của chúng.

Nếu những xu hướng mới trong ngành khiến bài viết của bạn lỗi thời hoặc thiếu hữu ích, bạn sẽ muốn cập nhật nội dung của mình để tiếp tục cung cấp giá trị cho độc giả. Việc giới thiệu khách truy cập đến thông tin lỗi thời hoặc không chính xác có thể có tác động tiêu cực đến danh tiếng của bạn theo thời gian.

Cập nhật các bài đăng trên blog một cách thường xuyên cũng giúp tăng thứ hạng của Google. Nhưng đừng quên cập nhật ngày thực tế trên nội dung trụ cột vì Google yêu cầu thao tác đó để nhận ra rằng phần nội dung đã thực sự được cập nhật. Hãy thêm một ghi chú đơn giản ở đầu trang để cho biết rằng nó đã được cập nhật:

content-pillar-la-gi

Bất cứ khi nào bạn cập nhật một phần nội dung, hãy quảng cáo nội dung đó trên tất cả các kênh tiếp thị và nhấn mạnh rằng nội dung đó là mới hoặc đã được cập nhật. Những người tương tác với nó lần đầu tiên có thể sẽ quay lại để xem có gì mới và bạn sẽ được coi là người luôn cập nhật các xu hướng và tin tức nóng hổi.

Tìm hiểu các bài viết khác của WeWin:

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn