Bạn đang nghĩ đến việc thực hiện Audit Website? Có thể ai đó đã nói với bạn rằng bạn cần kiểm tra lại Website của mình. Điều đó có thực sự cần thiết? Bài viết này WeWin sẽ giải thích mọi thứ bạn cần về Audit Website, bao gồm lý do tại sao chúng quan trọng và cách tiến hành kiểm tra. Theo dõi để tìm hiểu!
1. Tại sao Audit Website lại quan trọng?
Audit Website hay còn gọi là quá trình kiểm tra, phân tích nhằm xem tình trạng của Website, là một phần quan trọng của việc bảo trì Website. Bằng cách thường xuyên kiểm tra Website của mình, bạn có thể xác định các sự cố tiềm ẩn và khắc phục chúng trước khi gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.
Có vô số công cụ có thể giúp bạn kiểm tra các internal links, lỗi chính tả hay những nội dung đã đăng tải nhưng không còn phù hợp với xu hướng. Chúng cũng có thể giúp bạn đánh giá hiệu suất của Website và xác định những điều cần cải thiện.
Bằng cách giữ cho Website của bạn luôn cập nhật và phù hợp với xu hướng, bạn có thể đảm bảo rằng nó mang lại trải nghiệm tích cực cho người đọc. Ngoài ra, Audit Website một cách thường xuyên có thể giúp bạn nắm bắt các lỗ hổng tiềm ẩn liên quan đến bảo mật trước khi nội dung của bạn bị đối thủ khai thác. Do đó, thực hiện Audit Website theo đúng quy trình là rất quan trọng để duy trì một Website an toàn và hiệu quả.
2. Các bước để tiến hành Audit Website là gì?
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng việc tiến hành Audit Website là cần thiết đối với các doanh nghiệp, nhưng dường như có rất nhiều nhầm lẫn về cách thực hiện nó. Audit Website có thể là một nhiệm vụ rất phức tạp và khó khăn, nhưng thực hiện nó theo đúng quy trình – bạn sẽ thành công!
WeWin sẽ cung cấp tới bạn những kiến thức cơ bản về việc tiến hành kiểm tra Website để bạn có thể đi đúng hướng. Cho dù bạn đang tìm cách cải thiện Website của riêng mình hay tối ưu hóa Website, hãy tham khảo quy trình dưới đây để tiến hành các hoạt động hiệu quả hơn.
2.1. Thực hiện thống kê nội dung
Kho nội dung là bản phân tích tất cả nội dung (văn bản, hình ảnh, video, v.v.) trên một Website. Nó được sử dụng để đánh giá mức độ liên quan và độ chính xác của nội dung mà bạn đã đăng tải lên Website.
Bạn cần xác định các khoảng trống trong nội dung và nội dung trùng lặp hoặc thông tin lỗi thời. Để tiến hành thống kê nội dung, hãy bắt đầu bằng cách tạo thống kê URL của trang và mô tả ngắn gọn về nội dung của trang đó. Hãy tổng hợp tất cả theo từng trang trên Website. Khi đã hoàn thành thống kê, bạn có thể bắt đầu phân tích dữ liệu để xác định các phần nội dung của Website cần được cải thiện.
2.2. Phân tích thiết kế Website của bạn
Tiến hành Audit Website là điều quan trọng để đảm bảo rằng Website của bạn hoạt động hiệu quả và luôn cập nhật thông tin mới thường xuyên. Một yếu tố quan trọng của quy trình SEO Audit – quy trình kiểm tra tình trạng tối ưu của Website, là phân tích thiết kế Website. Điều này liên quan đến việc xem xét các yếu tố như bố cục tổng thể, sự kết hợp màu sắc và hình ảnh cũng như khả năng chuyển trang dễ dàng.
Bằng cách kiểm tra tổng thể thiết kế của Website, bạn có thể xác định những vấn đề đang tồn tại. Trong một số trường hợp, một thiết kế lại đơn giản có thể tạo ra sự khác biệt lớn và giúp khách hàng ghi nhớ Website của bạn tốt hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải lúc nào cũng cần phải sửa lại toàn bộ thiết kế của Website. Đôi khi, những thay đổi nhỏ có thể tác động lớn tới trải nghiệm tổng thể của người dùng về Website. Với việc lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận, bạn có thể đảm bảo rằng quá trình Audit Website của mình tạo ra một Website hiệu quả hơn.
2.3. Đánh giá hiệu quả SEO
Audit Website rất quan trọng trong việc xác định Website của bạn hoạt động tốt như thế nào và cần cải thiện ở đâu. Một điều quan trọng là bạn cần đánh giá hiệu quả SEO của Website. SEO đề cập đến việc tối ưu hóa nội dung và cũng như cấu trúc Website để cải thiện thứ hạng của nó trong các trang hiển thị kết quả của công cụ tìm kiếm.
Một số yếu tố góp phần tăng thêm hiệu quả SEO trên Website bao gồm: cách sử dụng từ khóa, cấu trúc liên kết các trang và đặc biệt là chất lượng nội dung đăng tải. Bằng cách kiểm tra chặt chẽ các yếu tố này, bạn có thể xác định những điểm mà Website của bạn có thể hoạt động tốt hơn để thực hiện các thay đổi cho phù hợp.
Kết quả là bạn có thể đảm bảo rằng Website của mình xuất hiện ở thứ hạng cao trên trang hiển thị của các công cụ tìm kiếm. Nhờ đó, bạn có thể thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập tới Website của mình hơn và có thể tăng thêm hiệu quả kinh doanh.
2.4. Kiểm tra tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang ảnh hưởng nhiều tới sự thành công của Website. Đầu tiên, nó có tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Người dùng ít có khả năng ở lại nếu một Website mất quá nhiều thời gian để tải và thậm chí có thể quyết định không quay lại.
Thứ hai, các công cụ tìm kiếm xem xét tốc độ tải trang của Website khi sắp xếp hạng các trong các truy vấn tìm kiếm của họ. Điều này có nghĩa là một Website tải trang chậm có thể bỏ lỡ lưu lượng truy cập có giá trị.
Cuối cùng, tốc độ tải trang của Website cũng rất quan trọng đối với tỷ lệ chuyển đổi. Nếu người dùng phải đợi quá lâu để tải trang, họ có thể cảm thấy khó chịu và quyết định không mua hàng.
Do đó, điều cần thiết là kiểm tra tốc độ tải trang của Website như một phần của quá trình Audit Website. Có một số công cụ có thể trợ giúp bạn làm điều đó, chẳng hạn như công cụ PageSpeed Insights của Google.
Khi biết tốc độ tải trang của Website, bạn có thể thực hiện các biện pháp cải tiến để giúp đảm bảo rằng người dùng có trải nghiệm tích cực và Website của bạn đang hoạt động tốt nhất trên các công cụ tìm kiếm.
2.5. Kiểm tra dữ liệu phân tích Website
Trước khi thể bắt đầu cải thiện Website của mình, bạn cần hiểu nó hiện đang hoạt động như thế nào. Xem xét các dữ liệu dùng để phân tích của bạn là bước đầu tiên trong quá trình Audit Website.
Analytics có thể cung cấp thông tin chi tiết và có giá trị về trang nào của Website đang nhận được nhiều lưu lượng truy cập nhất, thời gian người đọc ở lại trên trang web của bạn và họ truy cập từ đâu. Dữ liệu này có thể giúp bạn xác định Website của bạn có điều gì đang hoạt động tốt và điều gì cần cải thiện.
Hơn nữa, bằng cách thường xuyên xem xét các dữ liệu phân tích của mình, bạn có thể theo dõi tiến trình hoạt động của Website theo thời gian và đảm bảo rằng mọi thay đổi đều mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, đừng quên kiểm tra lại dữ liệu phân tích Website của bạn trước khi bắt tay vào thực thi các hoạt động khác.
2.6. Kiểm tra các đường link bị hỏng
Khi bạn tiến hành kiểm tra Website của mình, một trong những điều quan trọng nhất cần làm là kiểm tra các đường link bị hỏng. Bởi chúng có thể làm hỏng Website của bạn một cách nghiêm trọng. Đầu tiên, chúng có thể khiến người dùng gặp vấn đề khi chuyển trang.
Thứ hai, chúng có thể khiến các công cụ tìm kiếm hạ thứ hạng của bạn, vì chúng coi các đường link bị hỏng là dấu hiệu của một Website đã lỗi thời hoặc được bảo trì kém, không an toàn với người dùng. Cuối cùng, các đường link bị hỏng cũng có thể dẫn đến lỗi 404 khi người dùng click vào link, điều này sẽ khiến người dùng khó chịu và rời bỏ Website của bạn.
Để tránh những sự cố này, hãy thường xuyên kiểm tra tất cả các đường link trên Website của bạn và thay đổi bất kỳ đường link nào không còn hoạt động. Thao tác đơn giản có thể giúp giữ cho Website của bạn hoạt động trơn tru và đảm bảo rằng người dùng có trải nghiệm tích cực nhất khi truy cập.
2.7. Kiểm tra khả năng bảo mật
Là một phần của quá trình Audit Website, hoạt động kiểm tra bảo mật là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp xác định bất kỳ lỗ hổng đang tiềm ẩn có thể khiến tài nguyên Website của bạn bị đánh cắp.
Một số công cụ hỗ trợ bảo mật miễn phí, chẳng hạn như Website Security Checker của Qualys, và bạn có thể truy cập trực tuyến. Chỉ cần nhập URL Website của bạn và công cụ sẽ hỗ trợ quét để tìm ra các rủi ro liên quan đến bảo mật. Nếu tìm thấy bất kỳ lỗi nào, bạn có thể thực hiện các bước tiếp theo để khắc phục chúng.
Ngoài việc kiểm tra các lỗ hổng bảo mật, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng Website của bạn có cấu hình phù hợp để mã hóa dữ liệu người dùng. Điều này sẽ giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như số thẻ tín dụng và mật khẩu của khách hàng, không bị bên thứ ba đánh cắp. Bằng cách thực hiện một số bước đơn giản, bạn có thể giữ cho Website của mình an toàn và không bị tấn công.
3. Các vấn đề thường gặp tại các Website
Có rất nhiều Website đang hoạt động hiện nay. Việc tạo lập một Website cũng dần trở nên dễ dàng hơn khi mà công nghệ ngày càng phát triển. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng tất cả các Website đều tuyệt vời.
Trên thực tế, luôn tồn tại một số vấn đề rất phổ biến với các Website và bạn có thể dễ dàng tránh được. Bằng cách để mắt đến những vấn đề tiềm ẩn dưới đây, bạn có thể đảm bảo Website của mình hoạt động tốt nhất có thể:
3.1. Không thân thiện với thiết bị di động
Ngày nay, phần lớn lưu lượng truy cập Internet bắt nguồn từ các thiết bị di động như điện thoại và máy tính bảng.Do đó, điều cần thiết là các Website phải được thiết kế phù hợp với giao diện máy di động.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều Website không được tối ưu hóa khi được xem ở những màn hình nhỏ hơn, điều này có thể gây khó khăn hoặc thậm chí người đọc không thể đọc nội dung của Website trên thiết bị di động.
Điều này có thể gây ra sự thất vọng cho người dùng và khiến họ chuyển sang Website của đối thủ cạnh tranh để tìm kiếm thông tin. Để tránh vấn đề này, bạn cần đảm bảo Website của mình phản hồi nhanh và có thể tối ưu hiển thị trên nhiều thiết bị khác nhau. Bằng cách đó, bạn có thể tiếp cận nhiều nhóm khách hàng nhất có thể.
3.2. Thời gian tải trang chậm
Thời gian tải trang của Website là lượng thời gian cần thiết để Website tải đầy đủ thông tin khi khách hàng truy cập. Thời gian tải trang chậm có thể do nhiều yếu tố gây ra, nguyên nhân bao gồm: hình ảnh lớn, video nặng, đoạn mã hóa kém. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới tình trạng tải trang chậm có thể do sự cố máy chủ, chẳng hạn như không đủ băng thông hoặc số lượng khách truy cập cao cùng một lúc.
Bất kể nguyên nhân là gì, thời gian tải trang kéo dài có thể gây khó chịu cho khách hàng và dẫn đến tỷ lệ thoát cao hơn. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng Website của bạn tải nhanh và hoạt động hiệu quả.
Có một số cách để thực hiện việc này, bao gồm kiểm tra Website của bạn trên các trình duyệt và thiết bị khác nhau. Hãy tối ưu hóa hình ảnh trên Website và phân phối nội dung một cách hợp lý. Bằng cách thực hiện các bước này, bạn có thể mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
3.3. Khả năng chuyển trang kém
Điều hướng Website hay còn gọi là đường dẫn liên kết nội bộ, ảnh hưởng lớn tới khả năng giữ cho người dùng ở lại Website sau khi truy cập. Nếu không thể tìm thấy những thông tin cần thiết hoặc quá trình điều hướng gây khó hiểu, họ người đọc có thể dễ dàng rời khỏi Website.
Ngoài ra, một số sự cố về khả năng điều hướng có thể tạo trải nghiệm kém cho người dùng. Khi có quá nhiều liên kết và danh mục, nó có thể gây choáng ngợp cho người dùng khi tìm kiếm thông tin có ích. Bởi nó cung cấp người đọc có quá nhiều thông tin, bao gồm cả những lựa chọn không cần thiết.
Thêm vào đó, khi mở các đường link nội bộ, người dùng sẽ ở một tab mới, điều này cũng sẽ gây khó chịu cho một số người dùng. Bởi họ có thể mất “mất dấu” những thông tin chưa được đọc hết. Hãy tránh những lỗi phổ biến đang gặp tại các Website hiện nay, bạn có thể đảm bảo rằng khả năng chuyển trang được tối ưu và thân thiện với người dùng.
3.4. Thiếu tính nhất quán cho thương hiệu
Website thường tạo ấn tượng đầu tiên cho nhóm khách hàng tiềm năng sẽ. Do đó, hãy nỗ lực để tạo những ấn tượng tốt ngay từ đầu, nó sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp thường gặp là thiếu tính nhất quán cho thương hiệu của mình trên Website. Điều này có thể xảy ra khi các trang khác nhau trên Website sử dụng các phông chữ, màu sắc, logo khác nhau. Điều này có thể để lại ấn tượng cho khách hàng về một doanh nghiệp thiếu tính chuyên nghiệp.
Một Website thiếu tính nhất quán về thương hiệu có thể khiến người dùng gặp khó khăn khi chuyển trang để tìm kiếm thêm thông tin. Bởi vì họ có thể không biết cần click vào đâu để tìm thông tin chính xác.
Bằng cách đảm bảo rằng tất cả các yếu tố của Website đề thể hiện tính nhất quán về thương hiệu, doanh nghiệp có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt hơn và tạo ấn tượng tích cực hơn.
4. Cách cải thiện Website Performance?
Website performance – hiệu suất của Website là chìa khóa để đảm bảo rằng người dùng có trải nghiệm tích cực khi họ truy cập Website của bạn. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến Website Performance, bao gồm tốc độ tải trang, thời gian phản hồi và kích thước các tệp trên trang.
Một cách để cải thiện Website Performance là sử dụng công cụ Google Search Console. Công cụ này có thể giúp bạn xác định và sửa các lỗi để tối ưu hóa khả năng hiển thị Website. Một cách khác để cải thiện Website Performance là tối ưu hóa các hình ảnh đăng tải lên Website. Bởi hình ảnh thường chiếm nhiều dung lượng và có thể làm chậm thời gian tải Website. Tuy nhiên cần đảm bảo việc tối ưu hóa hình ảnh không ảnh hưởng tới chất lượng của chúng.
5. Mẹo thiết kế Website?
Khi nói đến thiết kế Website, có một số phương pháp hiệu quả mà các Marketer có thể áp dụng. Đầu tiên và quan trọng nhất, tạo một Website dễ dàng điều hướng sẽ giúp khách hàng nhận thấy được sự tiện lợi, nhanh chóng. Điều đó giúp người dùng có thể tìm thấy thông tin cần thiết mà không gặp khó khăn.
Ngoài ra, cấu trúc tổng thể của Website cần hợp lý và dễ hiểu. .Người dùng sẽ rời bỏ thương hiệu nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin. Các yếu tố trực quan như màu sắc và bố cục cần được nghiên cứu và đảm bảo mang lại sự tối ưu cho người dùng.
Cuối cùng, bạn cần đảm bảo Website của mình tương thích với tất cả các trình duyệt và thiết bị thông minh. Bằng cách áp dụng các phương pháp này, doanh nghiệp có thể tạo Website thân thiện với người dùng và mang màu sắc riêng của thương hiệu.
Có thể tại thời điểm hiện tại, Website của bạn đang hoạt động hiệu quả. Nhưng điều đó không có nghĩa nó không có lỗi và luôn giữ được vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm. Do đó, quá trình Audit Website là vô cùng cần thiết. Tiến hành ngay quy trình này để giúp Website của bạn hoạt động hiệu quả hơn!
Tìm hiểu thêm: