7 khái niệm Marketing dễ bị nhầm lẫn

Marketing là một ngành vô cùng rộng với vô số các khái niệm “dễ bị đánh lừa” mà có thể đến những Marketer ‘lão làng’ cũng không tránh bị nhầm lẫn. Vậy hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu và khai phá về 7 khái niệm này nhé!

1. Khuyến mãi – Khuyến mại

1.1. Mục đích

  • Khuyến mại: tích cực hướng tới người tiêu dùng, khuyến khích mua và sử dụng sản phẩm (tăng sức mua hàng)
  • khuyến mãi: hướng tới người bán nhằm nâng cao doanh số bán hàng (Tăng sức bán hàng)

1.2. Bản chất

Khuyến mại

  • Tăng doanh số
  • Kích thích nhu cầu tiêu dùng
  • Giảm bớt hàng tồn kho

Khuyến mãi

  • Giải phóng hàng tồn kho
  • Nâng cao doanh số
  • Càng bán được nhiều càng được NSX sẽ được thưởng nhiều
phân biệt khuyến mãi và khuyến mại
phân biệt khuyến mãi và khuyến mại

2. Digital Marketing – Online Marketing

2.1. Thông điệp

  • Digital marketing truyền thông điệp trên bất kỳ thiết bị số kể cả khi không có Internet.
  • Online marketing chỉ nhận được thông điệp khi khách hàng kết nối Internet (có dây hoặc không dây).

2.2. Hình thái

  • Hình thái của digital marketing đa dạng và phong phú hơn. 
  • Online marketing xoay quanh các banner và hiệu ứng liên quan đến website.

2.3. Phương tiện truyền thông

  • Phương tiện truyền thông của digital marketing có NFC, Bluetooth, các thiết bị lưu trữ, billboard tương tác ngoài trời và bao gồm cả internet. 
  • Online marketing chỉ có gắn liền với internet.

2.4. Cách thức đo lường

  • Việc đo lường với Online marketing sẽ dễ dàng hơn bởi có sự giúp sức của các công cụ như Google Analytics cùng các chỉ số như thời gian người dùng vào web, số lượt click… 
  • Digital Marketing thì đôi lúc cần thu thập dữ liệu thủ công nên mất rất nhiều thời gian.
phân biệt digital marketing và online marketing
phân biệt digital marketing và online marketing

3. Viral Video – TVC quảng cáo

3.1. Nội dung, hình thức

  • Viral video thường rất tỉ mỉ về mặt hình thức và nội dung, đó là những câu chuyện mang ý nghĩa, yếu tố quảng cáo trong đó rất ít.
  • TVC quảng cáo chỉ tập trung vào làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ thương hiệu, nhưng không phải thế mà nó được sản xuất hời hợt hay thiếu hấp dẫn.

3.2. Phương tiện 

  • Viral video được xuất hiện nhiều trên các kênh như Youtube, mạng xã hội, blog, forum, email… Tóm lại là chỉ cần có internet.
  • TVC quảng cáo thường được phát sóng trên truyền hình là chủ yếu. Nhưng gần đây thì ngoài trên TV,LED ads,… nó cũng đang ‘xâm chiếm’ các trang mạng xã hội.

3.3. Tương tác

  • Viral video cho phép người xem có sự tương tác 2 chiều chia sẻ, bình luận, có thể tự do “ném đá”. 
  • Với TVC, người xem chỉ có thể xem một cách thụ động trên TV, màn hình LED, tương tác 1 chiều.

3.4 Thời lượng

  • Viral video thì thoải mái về thời gian, nó có thể chỉ vài chục giây cho đến vài chục phút tùy hứng đạo diễn, 
  • TVC chỉ kéo dài từ 10s đến 60s do mức phí quảng cáo cực kì cao, trung bình 200 triệu /10 giây.  
phân biệt viral video và TVC quảng cáo
phân biệt viral video và TVC quảng cáo

4. Social Marketing – Social Media Marketing

4.1. Khái niệm

  • Social Marketing là việc sử dụng các nguyên tắc và các công cụ marketing nhằm tác động tới một công chúng mục tiêu để khiến họ chấp nhận, tránh xa, điều chỉnh hay từ bỏ một hành vi, một cách tự nguyện, vì lợi ích của cá nhân hoặc của xã hội nói chung.
  • Social Media Marketing là việc sử dụng các nền tảng social media để kết nối với khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu, thúc đẩy lưu lượng truy cập website và tăng doanh số bán hàng

4.2. Thành phần

Social Marketing

Product

  • Sản phẩm ý tưởng = hành vi mới mà chương trình marketing xã hội muốn tạo ra nơi công chúng.
  • Sản phẩm bổ sung = các vật dụng / dịch vụ được cung cấp để hỗ trợ công chúng mục tiêu thực hiện hành vi chương trình marketing xã hội muốn tạo ra.
  • Các dạng sản phẩm: sản phẩm vật chất, dịch vụ, hành vi, ý tưởng.

Price

  • Giá trong Social Marketing là chi phí công chúng phải chấp nhận khi tiếp nhận sản phẩm (thay đổi hành vi) gồm có: tài chính, thời gian, nghị lực, thể diện, tâm lý,…
  • Chính sách giá được thực hiện theo nguyên tắc trao đổi: bạn mất- bạn được khi thay đổi hành vi đó.

Place

Các dạng kênh phân phối trong Social Marketing:

  • Đối với các sản phẩm vật chất, là hệ thống phân phối vật chất – bao gồm kho – phương tiện vận chuyển – lực lượng bán hàng – mạng lưới bán lẻ (nơi các sản phẩm đó được bán hoặc phát miễn phí)
  • Với sản phẩm ý tưởng, khái niệm kênh phân phối liên quan đến con đường để đưa thông tin hoặc kiến thức tập huấn đến với công chúng.

Promotion

Mục tiêu truyền thông gồm 3 mức độ:

  • Tác động đến nhận thức
  • Tác động đến thái độ
  • Tác động đến hành vi

Social Media Marketing

Bài viết này WeWin nhấn mạnh tới các loại hình Social Media Marketing với 6 phương tiện chính:

    • Social Networks: sử dụng các mạng xã hội: Facebook, Linkedin, Instagram,… để kết nối và tương tác với khách hàng.
    • Bookmarking Sites: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo,…là các trang cho phép người dùng lưu, sắp xếp các nội dung từ các trang web và Internet. 
    • Social News: các trang tin tức về xã hội, ở đây người dùng có thể đọc tin tức, vote, bình luận ý kiến. Các cộng đồng sẽ ra quyết định các mục tin tức được xem bởi nhiều người hơn. thịnh hành nhất là Digg và Reddit.
    • Media Sharing: Flickr, Snapfish, YouTube: tạo, chia sẻ hình ảnh, video. Là các dịch vụ cho phép người dùng tải lên và chia sẻ phương tiện truyền thông khác nhau như hình ảnh và video.
    • Microblogging – Các dịch vụ mà tập trung vào cập nhật, viết lách ngắn, phù hợp với các bản tin vắn, phổ biến nhất trên Twitter
    • Comments Blog và Forum – Diễn đàn trực tuyến cho phép các thành viên tổ chức các cuộc hội thoại với cách gửi tin nhắn. Blog quan niệm ​​tương tự, ngoại trừ chúng được gắn vào các blog và thường là trung tâm cuộc thảo luận xung quanh chủ đề của bài đăng blog.

4.3. Đặc điểm 

Social Marketing

    • Định hướng khách hàng
    • Sử dụng khái niệm, nguyên tắc, kỹ thuật, công cụ marketing
    • Thay đổi hành vi một cách tự nguyện
    • Hướng tới những nhóm công chúng mục tiêu cụ thể
    • Vì điều tốt đẹp cho cá nhân và xã hội

Social Media Marketing

    • Gia tăng nhận thức về thương hiệu
    • Tạo ra lead và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
    • Duy trì mối quan hệ với khách hàng
sự khác nhau giữa Social Marketing và Social Media Marketing
sự khác nhau giữa Social Marketing và Social Media Marketing

Bạn đọc thêm tại đây: Bạn có phân biệt được Social Marketing và Social Media Marketing?

5. KOL – KOC

5.1. Mức độ chủ động

  • Các nhãn hàng, thương hiệu sẽ chủ động tìm kiếm, làm việc với KOLs và trả phí cho họ để quảng bá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng KOLs. 
  • Đối với KOC, họ chủ động sử dụng và đánh giá các sản phẩm họ có sự quan tâm. Các nhận định mang tính khách quan và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lợi ích.

5.2. Quy mô đối tượng

  • Hầu hết các KOLs được phân loại dựa trên số lượng người theo dõi. Tùy vào con số sẽ chia ra mức độ ảnh hưởng như: Nano, Micro, Macro, Celebs (hàng triệu người theo dõi). 
  • Còn KOC quy mô đối tượng của họ không quá quan trọng. Bởi, họ cần đo lường mức độ hài lòng và phản ứng của người tiêu dùng trên thị trường.

5.3. Mức độ xác thực

  • Thực tế, các đánh giá từ KOC có nhiều sự tin cậy hơn đối với độc giả vì việc kiểm tra và đánh giá sản phẩm là chuyên môn của họ. 
  • Mối quan hệ của KOLs với nhãn hàng thường được trao đổi bằng giá trị lợi ích nên tính xác thực sẽ không cao bằng KOC.
phân biệt KOL và KOC
phân biệt KOL và KOC

6. PR – Advertising

6.1. Mục đích

  • Quảng cáo chủ yếu là cách thức truyền tải thông tin từ nhà sản xuất, kinh doanh đến khách hàng mục tiêu. Quá trình thông tin này thường mang tính chất một chiều và áp đặt không có sự phản hồi ngay lập tức từ phía doanh nghiệp, tổ chức.
  • PR là các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp đối nội và đối ngoại của một tổ chức, có tầm bao quát rộng hơn và thông tin mang tính hai chiều.

6.2. Nội dung

  • Quảng cáo là thông tin của chính các nhà kinh doanh nói về mình, mang tính thương mại.
  • PR là thông tin của bên thứ ba, của giới truyền thông nói về tổ chức nên nó mang tính gián tiếp và phi thương mại.

6.3. Mục tiêu

  • Mục tiêu của quảng cáo là kích thích tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa dịch vụ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. 
  • Mục tiêu của PR là xây dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho các tổ chức.

6.4. Hình thức truyền thông

  • Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền 
  • PR là hình thức truyền thông không phải trả tiền.

6.5. Kiểm soát nội dung

  • Quảng cáo có thể kiểm soát được các thông tin để đảm bảo có tính thống nhất khi truyền tin trên các phương tiện khác nhau.
  • PR không kiểm soát được nội dung và thời gian thông tin; mặt khác thông tin của PR thiếu nhất quán, do nhiều người tiếp cận thông tin theo góc độ và quan điểm khác nhau.

6.6. Khách hàng mục tiêu

  • Thông tin của quảng cáo hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. 
  • Thông tin của PR lan tỏa đến nhiều nhóm công chúng rộng rãi (nhân viên, nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà phân phối, cộng đồng…).

6.7. Chi phí

  • Chi phí cho hoạt động quảng cáo rất tốn kém (Quảng cáo thường hướng tới lượng khách hàng mục tiêu có giới hạn cụ thể, nên chi phí trên lượng khách hàng sẽ cao), 
  • Chi phí cho PR đỡ tốn kém hơn (do PR có sức lan tỏa lớn, được nhiều người biết tới)

6.8. Hình thức chuyển tải thông tin

  • Hình thức chuyển tải thông tin của quảng cáo linh hoạt, đa dạng và rất phong phú thậm chí hài hước.
  • Hình thức chuyển tải thông tin của PR nghiêm túc và chuẩn mực hơn.
phân biệt PR và Adsvertising
phân biệt PR và Adsvertising

7. Marketing – Communication

7.1. Mục đích

  • Mục đích của lĩnh vực Marketing là bán được hàng nên mọi hoạt động trong marketing đều lấy sản phẩm và doanh thu làm trọng tâm. 
  • Mục tiêu của Communications là truyền tải một thông điệp nhất định đến với người khác nhằm xây dựng hình ảnh, phổ cập kiến thức hay thậm chí là xử lý khủng hoảng truyền thông. 

7.2. Đối tượng

  • Đối tượng của hoạt động marketing chủ yếu là khách hàng tiềm năng sẵn sàng chi tiền để sử dụng dịch vụ. 
  • Communications lại có đối tượng mục tiêu đa dạng hơn khi không chỉ gói gọn trong nhóm khách hàng mà còn cả nhân viên nội bộ, cư dân trong khu phố, nhà chức trách, cán bộ chính phủ hay toàn dân. 

Bạn có thể đọc thêm tại: 

WeWin Media
WeWin Media

WeWin Team là đội ngũ Content Creator có niềm đam mê mãnh liệt với ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo ngoài trời nói riêng

Share:
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
Share on linkedin
LinkedIn